Thứ 5, 28/03/2024, 23:42[GMT+7]

Bức thông điệp lịch sử (Kỳ 3)

Thứ 2, 24/04/2017 | 14:58:34
1,020 lượt xem

Những đoàn quân Mỹ đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt Nam năm 1965.

Kỳ 3: Dấu chân người Mỹ trên đất Việt

Sau nhiều lần đảo chính tranh giành quyền lực chính quyền Sài Gòn vẫn trong vòng luẩn quẩn. Điều đó xoáy thêm cả người Mỹ vào vòng luẩn quẩn. Trong bối cảnh chiến lược chiến tranh đặc biệt bị phá sản. Người Mỹ làm gì trong thế cuộc đang diễn ra bất lợi. Vừa phải chọn con bài mới để dựng lên một chính thể mới, vừa phải thay đổi chiến thuật thay mô hình chiến tranh đặc biệt đã sụp đổ.
Họ đã tính đến một nước cờ lớn. Nước cờ người. Đưa người Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Thế là quân đội Mỹ con bài đầu tiên được tính đến.

Mười vạn quân hay 50 vạn quân, hay nhiều hơn nữa. Từ đó súng đạn, máy bay, xe tăng, không quân, thủy quân được tập trung điều động cho chiến trường miền Nam Việt Nam.

Nhà sử học người Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, nhiều năm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam cho biết: Thực chất quân đội Mỹ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam là để thay đổi chiến lược chống cộng, lính Mỹ cộng với vũ khí hiện đại. Trực tiếp chiến đấu với quân giải phóng. Nhưng cái bất lợi cho người Mỹ khi ồ ạt đưa quân vào mà không tính đến hậu quả của nó. Họ cứ tưởng sức mạnh vũ khí cộng với số đông quân viễn chinh là áp đảo được đối phương. Họ có ngờ đối phương lại không tác chiến theo kiểu dàn đội hình đánh trực tiếp. Họ bám theo quân đội Mỹ, chờ sơ xuất, tập kích, đánh lớn. Quân Mỹ chết không nhiều nhưng nhiều lần chết theo kiểu đánh của Việt Cộng nên số tử trận ngày càng tăng. Tất nhiên quân giải phóng cũng bị tiêu hao nhiều vì vũ khí hiện đại của người Mỹ.

Cuối năm 1964 người Mỹ tuyên bố ngăn chặn miền Bắc chuyển quân và vũ khí vào chi viện cho miền Nam. Năm 1965 cùng với hành động dùng không quân bắn phá miền Bắc chặn đường chi viện, quân đội Mỹ ồ ạt kéo vào miền Nam Việt Nam. Vượt nửa vòng trái đất để thực hiện tham vọng: có Việt Nam sẽ có tất cả.

Có trong tay lực lượng quân đội khá hùng hậu, người Mỹ vẫn chưa yên, còn kéo theo cả quân đội các nước chư hầu vào cuộc. Từ thảm bại trong chiến thuật chiến tranh đặc biệt, quân đội Mỹ bắt đầu khai hỏa cuộc chiến tranh cục bộ.

Những năm 1965 - 1967 lính Mỹ có mặt tại miền Nam Việt Nam đã lên tới hơn nửa triệu quân, được phân chia thành nhiều sư đoàn chiến đấu, rải quân khắp các mặt trận.

Thế trận quân giải phóng và quân đội Mỹ khi đó như thế nào, nhà báo cựu binh Mỹ Christophre cho biết: Khi quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào Việt Nam, tình thế chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Các trận đánh đầu tiên chủ yếu đánh để thăm dò, thử sức của nhau nhưng rất khốc liệt.

Hồi đó tôi cũng như rất nhiều người Mỹ đều nghĩ rằng chúng tôi đang làm việc tốt giúp đỡ miền Nam Việt Nam. Sau này khi tham chiến mọi người bắt đầu hoài nghi điều đó. Khi mới nhập ngũ tôi và rất nhiều lính Mỹ đều nghĩ như vậy. Bây giờ nhìn lại, nhận ra đó là một sai lầm từ cả hai phía. Sẽ tốt hơn nếu ai chưa từng tham gia vào cuộc chiến tranh này. Nhìn lại tôi thấy chiến tranh đã lãng phí rất nhiều sinh mạng của cả người Việt và người Mỹ. Anh biết đấy, tôi không nghĩ rằng những người lính phải thù hằn lẫn nhau. Tôi nghĩ vấn đề nằm ở các chính trị gia, lợi dụng những người trẻ tuổi và gửi họ vào những cuộc chiến tranh ngu ngốc, mà thường là những lý do không mấy tốt đẹp.

Theo quan điểm của chính phủ Mỹ, lý do Mỹ đưa quân đội vào tham chiến tại Việt Nam là để bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa theo điều khoản của hiệp hội các nước SEATO mà Mỹ đã ký. Nhưng khi quân Mỹ vào Việt Nam, ngay thời kỳ đầu đã bị quân giải phóng tấn công, tiêu diệt, tổn thất nặng nề, thì lập tức dư luận lên tiếng phản đối chính phủ Mỹ. Nhất là trận đánh quân Mỹ ở Lai Khê, một lữ đoàn tham chiến, có tới 2.000 lĩnh Mỹ bị tiêu diệt.

Theo ông Christophre nhà báo Mỹ tại Việt Nam cho biết: Số quân Mỹ chết trận khi tham chiến ngày đó rất lớn. Nhưng với phương tiện chiến tranh và hỏa lực mạnh của quân Mỹ, quân miền Bắc và quân giải phóng cũng bị tổn thất rất nặng.

Đây là các thương binh nặng điều dưỡng ở trại thương binh Quang Trung, nhiều người trực tiếp đánh Mỹ tại chiến trường Tây Nguyên và Nam Bộ.

Thiếu tướng Phùng Bá Thường cho biết: Suy cho cùng, cuộc chiến nào cũng đẩy con người vào vòng tội lỗi. Nhưng với chính phủ Mỹ phía gây ra cuộc chiến tranh tại Việt Nam, khi đó lại có những hành động trái ngược với bản chất của cuộc chiến, nhằm dối lừa con người bị dư luận ngay chính nước Mỹ phản đối.

- Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều về việc tại sao Mỹ lại nhảy vào Việt Nam và những khác biệt: Phong trào phản đối chiến tranh nói khác, chính phủ Mỹ nói khác. Tôi không tin tưởng vào chính quyền Mỹ, tôi bắt đầu phản đối chiến tranh mặc dù tôi là quân nhân. Khi tôi ra khỏi quân ngũ, tôi tham gia vào phong trào phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tôi đã thấy tội ác ở Việt Nam. Những gì mà dân chúng Mỹ được nghe đều là nói dối. Những gì mà chính quyền chúng tôi nói là dối trá. Số lượng quân lính bị chết ở chiến trường là con số không đúng. Tôi nghĩ tôi sẽ làm tất cả có thể để dừng cuộc chiến khi đó. Nó là sự phi nghĩa, đáng xấu hổ cho nước Mỹ.

Các cựu chiến binh đơn vị 404 Quân khu 5 và Trung đoàn 141 miền Đông Nam Bộ vào thăm chiến trường xưa. Dấu tích chiến tranh thời đánh Mỹ đã thay đổi. Nhưng ký ức những ngày chống càn, đánh giặc. Ký ức những tháng năm bảo vệ chiến khu D trong gian khó. Nơi bộ não của mặt trận giải phóng, của trung ương cục đơn sơ, giản dị mà đã từng lãnh đạo quân dân miền Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách.

Từ chiến khu D gian khó, một tinh thần lớn về cuộc kháng chiến đã lan tỏa, làm nên sức mạnh một dân tộc kiên cường. Từ đây các đơn vị quân giải phóng đã lập nên biết bao những chiến công kỳ diệu trong cuộc kháng chiến cứu nước.

Chúng tôi về Tây Ninh, mảnh đất đã từng diễn ra một trận chống càn lớn mang tên Junction City (Giang Sơn citi) do quân đội Mỹ và quân ngụy Sài Gòn thực hiện. Mảnh đất một thời đẫm máu, bây giờ hoàn toàn bình yên.

Chiến dịch Giang Sơn citi Mỹ đã tập trung hơn 40.000 quân nhằm bao vây, tiêu diệt toàn bộ căn cứ của Trung ương Cục. Các lực lượng quân giải phóng áp sát, đánh gần, dùng lối cận chiến, nắm thắt lưng Mỹ đánh Mỹ khiến đối phương không kịp trở tay. Kết cục nhiều tên địch bị tiêu diệt, chết một cách thảm hại. Mỹ phải tháo chạy bỏ dở cuộc hành quân.

Trong hai năm 1966 - 1967 quân giải phóng đã đánh bại cả ba chiến dịch lớn tại: Tam giác sát Củ Chi, chiến khu Dương Minh Châu và Giang Sơn citi. Chiến công ấy trước hết thuộc về các anh hùng, liệt sĩ những người đã dâng hiến cả cuộc đời của mình cho đất nước bình yên.
Trên dải đất miền Nam từ sông Bến Hải đến mũi Cà Mau những năm tháng này, đâu đâu quân Mỹ cũng có mặt. Người Mỹ đi tới đâu, nhân dân miền Nam máu chảy tới đó. Đạn bom bắn giết, đốt phá, tàn sát dân lành.

Thảm họa từ cuộc chiến tranh do người Mỹ gây ra tang tóc như thế này đây.

Những năm 1966 - 1967 chiến sự giữa hai bên chủ yếu tại miền Đông và Tây Nguyên. Sau đó những trận đánh lan tới các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ.

Các cựu binh một thời sống chiến đấu trên đất Đồng Tháp, vào thăm chiến trường xưa, nhớ lại những tháng năm cam go nơi trận mạc vùng sông nước Cửu Long.

Ngày đó cuộc chiến tranh cục bộ đang diễn ra khốc liệt trên khắp miền Nam. Phía đối phương quyết đánh bại lực lượng quân giải phóng bằng phương tiện Mỹ, súng Mỹ. Lính Mỹ được tăng cường để thực hiện cuộc chiến tranh cục bộ.

Phái bên kia có người cho rằng việc tăng cường phương tiện và quân đội Mỹ là người Mỹ muốn thâu tóm quyền lực của Sài Gòn và làm hậu thuẫn cho Cộng sản chứ không hẳn giúp Việt Nam Cộng hòa. Điều đó đã gây ra mâu thuẫn ngay trong nội bộ của đối phương.

Cựu binh Wayne Kalin từng sang tham chiến tại miền Nam Việt Nam, ông cho biết: Khi tôi tới Việt Nam cùng với thủy quân lục chiến, tôi tin ở những việc chúng tôi đang làm. Sau một thời gian ngắn ở đó, tôi nhận thấy hơi quá đáng với trách nhiệm của những người lính đang cần sự giúp đỡ trong cuộc chiến. Tôi quan tâm đến nhiệm vụ và cảm nhận được yêu cầu với các đồng nghiệp của mình mỗi khi ra trận. Tìm kiếm những khó khăn cũng như những việc cần phải làm để tránh sự đổ máu. Tôi có nhiều dữ liệu về chiến tranh Việt Nam. Khi tôi trở về từ cuộc chiến tranh tôi bắt đầu đọc và hiểu về sự thật của nó và là phần ý thức để chúng tôi tham gia phong trào phản đối cuộc chiến tranh với tư cách là một cựu binh.

Trở lại vùng đất nơi đã từng diễn ra trận đánh nổi tiếng năm 1967. Đó là trận chiến thắng Đắc Tô, Tân Cảnh. Cái tên âm vang một thời đã được ghi khắc trong những trang vàng lịch sử.

Ông DaVid Lamb một nhà báo Mỹ hiện sinh sống tại Thủ đô Washington DC. Những năm chiến tranh ông có mặt ở nhiều vùng chiến sự miền Nam Việt Nam để viết tin bài về cuộc chiến tranh Việt Nam, ông nhớ lại những năm tháng đó.

Tôi đến Việt Nam đưa tin về sự tham dự của người Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam, vào khoảng năm 1968 và ủng hộ nhiều cho cuộc chiến tranh này. Khi đó tôi nghĩ rằng chúng tôi đúng trong việc chống lại chủ nghĩa cộng sản, chống lại người Nga. Khi tôi rời Việt Nam năm 1970 với những phản ứng khác nhau và tôi hiểu rõ sự cần thiết phải tham gia chiến tranh. Tôi hiểu rằng báo chí Mỹ lúc đó cũng như tôi, ủng hộ chiến tranh của Mỹ và cảm nhận về thảm họa của nó. Đáng ra chúng tôi không nên can dự.

Nhận ra điều đó thì đã quá muộn, trong khi cuộc chiến giữa hai thế lực vẫn tiếp diễn.

Các cựu binh đây tham dự trận đánh Đắc Tô sau này đã trở thành tướng lĩnh trong quân đội. Các ông cho biết: Trận đánh Đắk Tô diễn ra khốc liệt. Cuối cùng quân giải phóng vẫn đẩy lính Mỹ vào tình thế lúng túng và hầu hết bị tiêu diệt.

Ông Phùng Bá Thường người được chứng kiến sự tổn thất lớn của phía đối phương trong chiến dịch đánh Đắk Tô - Tân Cảnh, ông cho biết: Bắt sống kẻ bại trận nhiều đến mức phải thả bớt chúng ra thực sự là một kỳ tích ít nơi có như ở Đắk Tô - Tân Cảnh. Nếu không còn các nhân chứng, vật chứng, chắc gì đã mấy ai tin.

(còn nữa)

Ký sự của nhà văn Minh chuyên