Thứ 5, 18/04/2024, 05:31[GMT+7]

Bức thông điệp lịch sử (Kỳ 5)

Thứ 2, 08/05/2017 | 10:29:53
2,386 lượt xem
Kể từ khi người Mỹ tăng cường đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam, để đạt được bằng mọi giá mảnh đất mà họ tham vọng. Nửa đất nước Việt Nam hầu như không mấy nơi vắng bóng quân viễn chinh Mỹ.

Mục sư Martin Luther King, Jr. (người đứng giữa) trong cuộc tuần hành chống chiến tranh Việt Nam ở New York năm 1967.

Kỳ 5: Ngọn lửa phản chiến

Cục diện chiến trường thay đổi. Các loại vũ khí giết người của Mỹ được thử nghiệm đã trút lên mảnh đất miền Nam Việt Nam bao thảm họa khôn lường. Càng ngày quân đội Mỹ càng dấn sâu vào vòng tội ác và họ đã sa lầy không chỉ trong thực trạng chiến sự của vùng sông nước và sa lầy cả trong tư tưởng chỉ đạo của một tham vọng khôn cùng. Cuộc chiến diễn ra đẫm máu. Lính Mỹ chết trận ngày càng nhiều. Chết vì mục đích không rõ ràng, chết cho một thế lực đang ngự trị trong Nhà trắng. Từ đây đã nhen lên ngọn lửa phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ.

Chúng tôi có dịp tới nơi diễn ra những cuộc biểu tình phản chiến của học sinh, sinh viên và nhân dân Mỹ những năm 1965 - 1968. Khi đó hơn nửa triệu lính Mỹ đang có mặt ở miền Nam Việt Nam. Mở đầu là sự kiện một công dân Mỹ, ông MoriSon tự thiêu phản đối chiến tranh Việt Nam. Tại quảng trường Tháp Bút Chì năm 2014, nơi 50 năm trước hàng vạn người tổ chức biểu tình trước cửa Nhà trắng đòi chính phủ Mỹ phải rút quân về nước. Tại đây mục sư Martin Luther King, Jr. đã đọc bài diễn thuyết nổi tiếng chống cuộc chiến tranh Việt Nam đã bị chính quyền Mỹ giết chết. Sau đó nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tiếp tục diễn ra trên khắp nước Mỹ. Cuộc biểu tình của sinh viên tiểu bang Ohio, cảnh sát tới đàn áp làm 13 người chết và bị thương vẫn không ngăn cản được đoàn người biểu tình. 

Có một gia đình người Mỹ ở cách thành phố Boston chừng hơn 100 cây số. Là một trong những gia đình công dân Mỹ thể hiện tư tưởng và hành động chống lại cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khá sớm. Đó là gia đình giáo sư Kevin Bowen. Khi được huy động vào quân ngũ, ông Kevin Bowen được điều sang Việt Nam tham gia trong cuộc chiến tranh. Ông có mặt tại mặt trận đường 9 Khe Sanh và Nam Lào hơn một năm. Khi nhận ra bản chất sự thật việc chính phủ Mỹ đưa quân đội sang Việt Nam tham chiến với mục đích gì, ông đã trở về nước Mỹ tham gia phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Ông Kevin Bowen đã cùng các cựu chiến binh Mỹ thành lập Trung tâm Willam Joiner, một tổ chức hoạt động vì hòa bình, chống lại tất cả các cuộc chiến tranh. Ông đã làm giám đốc Trung tâm này suốt hơn 20 năm.

Việc tham gia đầu tiên của chúng tôi là khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi đã đưa những cựu chiến binh là bác sĩ, là nhà khoa học từng là chiến binh Việt Nam sang đây để trao đổi. Phái đoàn đầu tiên chúng tôi mời tổ chức hội thảo quốc tế về chất độc da cam là đoàn Dr Lê Cao Đài, Dr Phụng và Dr Quỳnh. Chúng tôi đã cung cấp cho họ các trang thiết bị y tế, máy tính, tài liệu khoa học về chất độc màu da cam, cung cấp thông tin về biện pháp khắc phục. Trong nhiều thập niên qua, Trung tâm Willam Joiner đã tổ chức cho hơn 20 đoàn nhà văn Việt Nam sang tham dự hội thảo văn học quốc tế vì hòa bình. Từ ngày 12/6 đến 4/7/2014, đoàn nhà văn Việt Nam tham dự hội thảo văn học Boston với chủ đề chống chiến tranh do Viện Willam Joiner tổ chức. Số phận con người từ thảm họa chiến tranh được thể hiện trong văn học Mỹ và văn học Việt Nam thời kỳ hậu chiến, được hội thảo Boston hết sức quan tâm. Giáo sư Kevin Bowen người hoạt động tích cực trong phong trào phản chiến năm xưa trở thành cầu nối của văn chương và hòa bình. Ông đã trở thành người bạn thân thiết với các nhà khoa học và văn nghệ sĩ Việt Nam.

Sau cuộc đàn áp sinh viên tiểu bang Ohio, việc phản đối chiến tranh Việt Nam càng lan rộng trong lòng nhân dân Mỹ.Khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt nhất là thời kỳ trước và sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân, số lĩnh Mỹ thương vong chết trận ngày càng nhiều. Phong trào phản chiến đòi chính phủ Mỹ rút quân khỏi Việt Nam lan rộng tới nhiều tầng lớp nhân dân Mỹ.

Tôi dạy học ở trường Masschuset Boston từ năm 1966. Hầu hết sinh viên của tôi đều nhận thức rõ cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam. Khu trường học gần thành phố Boston nơi đã diễn ra các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Nhiều học sinh nghỉ học đi biểu tình. Nhiều lớp cả sinh viên, giáo viên đều tham gia biểu tình. Thời đó có rất nhiều hoạt động phản đối người Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam. Các trường đại học cũng tham gia. Tôi là một trong những người tích cực hoạt động trong phong trào chống chiến tranh. Năm 1968 phong trào tiếp tục gia tăng cho đến  khi cuộc chiến kết thúc.

Tôi đã phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam khi còn trẻ. Tôi đã cầm biểu ngữ đi biểu tình. Tôi đã làm việc hết mình để bảo vệ trẻ em. Tôi đã nghiên cứu nhiều về những ảnh hưởng của bom đạn trong chiến tranh Việt Nam đối với trẻ em. Tóm lại tôi là một trong những người Mỹ tích cực chống chiến tranh.

Sinh viên Mỹ tham gia biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam.

Các bạn Mỹ cùng một số cựu binh Mỹ có mặt ở Việt Nam, trở về tham gia phong trào phản chiến, nói về chuyện người công dân Mỹ đầu tiên phản đối chiến tranh. Ông Morison người đã quên mình để ủng hộ Việt Nam.

Tại nước Mỹ thời điểm năm 1968 có trên 200 tổ chức tham gia chống chiến tranh Việt Nam. Gần 16 triệu thanh niên Mỹ chống lệnh quân dịch. Nhiều người bỏ ngũ trở về nước.

Ông Wayne Kalin thuộc sư đoàn bộ binh Mỹ số 4. Sau hơn một năm ở chiến trường miền Nam Việt Nam ông đã bỏ ngũ về tham gia phong trào phản chiến tại Mỹ. Ông viết sách chống lại cuộc chiến tranh. Cuốn “Những linh hồn phiêu dạt” của Wayne Kalin xuất bản tại Mỹ và Việt Nam nói về cuộc chiến vô vọng. Khi trở về từ chiến tranh, tôi bắt đầu đọc nhiều, đó là một phần của phong trào phản chiến với tư cách là một chiến binh. Khi viết tiểu thuyết, tôi không nhấn mạnh quan điểm chính trị mà tôi viết phân tích tình hình, để đưa mọi người đến với cái kết chiến tranh là sai lầm. Với sự phản đối về chiến tranh, phân tích như vậy, dẫn qua cuộc chiến để phê phán. Tôi viết với tư cách cá nhân và kinh nghiệm của người đã trải qua chiến tranh.

Theo tài liệu của Mỹ tổng kết cuộc chiến tranh đã có trên 75.000 người Mỹ bỏ ra sinh sống tại nước ngoài vì không chịu nhập quân đội và kiên quyết đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam trong đó có Billicolinton.

Làn sóng phản chiến từ nước Mỹ ngày đó lan sang Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần binh lính Mỹ. Nhiều lính Mỹ đã hành động tự sát không ra trận và đào ngũ trở về nước Mỹ. Khi đã nhận ra lẽ phải, nhiều người Mỹ đã hành động theo lương tâm. Có người cho rằng, dù có phải tàn phế suốt đời để không phải dính lứu vào tội ác chiến tranh, họ vẫn chấp nhận. Điều đó đã phần nào nói lên: Cuộc chiến tranh Việt Nam đã trở thành một chương buồn trong lịch sử nước Mỹ. Cả 5 đời tổng thống với 4 chiến lược chiến tranh được áp dụng ở Việt Nam đều lần lượt phá sản.

Ký sự của nhà văn Minh Chuyên