Thứ 5, 28/03/2024, 17:38[GMT+7]

Bức thông điệp lịch sử (Kỳ 6)

Thứ 2, 15/05/2017 | 08:13:52
1,862 lượt xem
Kể từ khi người Mỹ đổ quân đội vào miền Nam nhằm chiếm Việt Nam bằng mọi giá. Nhưng cái giá Mỹ phải trả cho việc thực hiện mưu đồ của mình thực không nhỏ. Cái giá không chỉ bằng đô la và nước mắt, người Mỹ còn phải trả bằng cả sinh mạng của hàng vạn lính Mỹ bị tiêu diệt và thương vong trên các mặt trận.

Mở đường qua ngầm Tà Lê sau trận bom của máy bay B52 Mỹ.

Kỳ 6: Tất cả cho tiền tuyến đánh giặc

Khi tìm giải pháp tháo gỡ, lầu năm góc cho rằng, muốn giải quyết chiến tranh, có được miền Nam Việt Nam trước hết phải ngăn chặn nguồn tiếp tế từ miền Bắc.

Từ đó Mỹ ra sức ép và đe dọa, nếu miền Bắc không chấm dứt việc cung cấp chi viện cho miền Nam sẽ bị không lực Hoa Kỳ đánh bom hủy diệt.

Bất chấp sức ép của Mỹ, quân dân miền Bắc vẫn một lòng vì miền Nam ruột thịt. Những đoàn quân, những chuyến hàng vượt đạn bom nối tiếp nhau chi viện cho nhân dân miền Nam đánh giặc. Trường Sơn trở thành tuyến đường máu lửa, không kẻ thù nào ngăn nổi bước quân đi.

Dùng không quân chặn đường chi viện, người Mỹ thực hiện tập trung đánh phá hai vùng chiến thuật trọng yếu. Ném bom bắn phá miền Bắc và tiêu diệt tuyến đường Trường Sơn.

Tháng 8/1964, không quân Mỹ bắn phá miền Bắc, bắt đầu là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, máy bay Mỹ ném bom các căn cứ ở Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Hòn Gai) sau đó cuộc chiến tranh phá hoại lan ra khắp miền Bắc. Chúng tập trung bắn phá các mục tiêu hệ thống đường giao thông, khu công nghiệp, khu quân sự… Ngay lập tức đã bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt.

Các vùng chiến sự bị máy bay Mỹ tập trung dội bom hủy diệt như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, nơi chúng cho là cuống họng tiếp tế vào Nam. Và Mỹ hy vọng sẽ đánh tan những đoàn quân chi viện, buộc miền Bắc phải khuất phục. Nhưng chúng đâu có ngờ ở chính nơi này sự khuất phục và phải trả giá lại chính là kẻ gây ra tội ác. Máy bay, tàu chiến Mỹ bị quân dân Quảng Bình, Vĩnh Linh bắn cháy, hạ gục ngày càng nhiều.

Hà Nội thời chiến, nhịp sống không bình yên. Tất cả đều sẵn sàng. Người lên mâm pháo, người đi sơ tán.

Trong khoảnh khắc sự sống, cái chết, xuất hiện những hình ảnh thật cao đẹp. Tình thương yêu con người có một thời như thế. Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh.

Người chiến sĩ lại lao vào cuộc chiến đấu sống chết với quân thù. Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương khác ngày và đêm phải đối mặt với cuộc chiến đánh trả máy bay Mỹ cam go, quyết liệt.

Quyết không chịu khuất phục, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn mong muốn giải quyết chiến tranh bằng phương pháp hòa bình.

Cua chữ A - một trọng điểm trong cụm liên hoàn ATP (gồm cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích).

Trước dư luận phản đối chiến tranh phá hoại bằng không quân và thủy chiến, người Mỹ càng tăng cường đánh phá, trút bom xuống các làng mạc và những mục tiêu trọng điểm.

Nhân dân miền Bắc trong những ngày gian khó, căng thẳng, nhưng cuộc sống hàng ngày vẫn diễn ra trong niềm tin và hy vọng. Khắp nơi đâu đâu cũng thi đua lao động, một người làm việc bằng hai. Vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu.

Nhà báo David Lamd từng sống và làm việc ở Việt nam những năm chiến tranh nhận xét: Khi đó miền Bắc Việt Nam đã dồn nguồn lực tối đa và có hiệu quả để phục vụ mục tiêu chống trả cuộc chiến tranh phá hoại và mục tiêu giải phóng miền Nam. Giường như mọi lối sống cá nhân đều biến mất để cùng xây dựng một cố gắng tập thể tuyệt vời, điều hành bởi một bộ máy thống nhất và quy củ. Tinh thần của nhân dân miền Bắc rất cao, họ vẫn có thể chấp nhận hy sinh cao hơn nữa để quyết giành được thắng lợi cuối cùng.

Không chỉ sử dụng máy bay tiêm kích mạnh, Mỹ còn dùng pháo đài bay B52 rải thảm bom Hà Nội, Hải Phòng và nhiều mục tiêu khác. Chúng đã bị lực lượng phòng không, không quân Quân đội nhân dân Việt Nam đánh trả mạnh mẽ. Bằng cách đánh độc đáo, sáng tạo đã vô hiệu hóa các ưu thế công nghệ của đối phương, bắn cháy hàng nghìn máy bay các loại và bắt sống nhiều tên phi công Mỹ.

Đánh phá miền Bắc chặn đường tiếp viện tận gốc không hiệu quả, Mỹ tăng cường ném bom chặn khúc tuyến đường Trường Sa, nơi trực tiếp các đoàn quân đang di chuyển vào mặt trận.

Người cựu binh Trường Sơn năm xưa, nhân chứng trên một cua đường tại bến Phà Long đại. Bến phà nổi tiếng thời đánh Mỹ. Từ những kỷ vật của Trường Sơn ông còn lưu giữ, cựu binh Trần Đỗ Liêm nhớ lại.

Cuộc chiến đấu đánh trả máy bay địch trên tuyến đường Trường Sơn, sự khốc liệt ngày một gia tăng. Những hy sinh tổn thất của các đơn vị chi viện và làm nhiệm vụ trên tuyến đường cũng rất lớn. Nhưng bom Mỹ vẫn không cản được những binh đoàn nối nhau ra trận. Các đoàn xe chở lương thực, vũ khí vẫn ngày đêm vượt suối, băng rừng chi viện cho miền Nam. Chúng tôi có dịp gặp người cán bộ công binh phá bom, mở đường năm xưa. Nay ông là một vị tướng. Nhiều năm làm việc dưới làn đạn bom trên con đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, ông cho biết.

Cựu binh Mỹ Bruce Weigl có mặt ở miền Nam Việt Nam thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại đang giai đoạn quyết liệt, ông cho biết: Khi  đó cả hai phía Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ đều không có tiếng nói chung để giảm cường độ chiến tranh. Phía Mỹ bác bỏ tất cả những điều kiện mà phía Việt Nam đưa ra, Mỹ phải ngừng ném bom phía Bắc vĩ tuyến 17. Ngược lại phía Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng bác bỏ mọi điều kiện của Mỹ là chấm dứt đưa quân vào miền Nam. Phải đến khi xảy ra cuộc tổng tấn công Mậu Thân Mỹ mới chấp nhận những điều kiện này.

Đường Trường Sơn là biểu tượng của ý chí và tâm hồn Việt Nam. Những người lính cầm súng, cầm bút ở Trường Sơn đã ghi được cảm xúc và hào khí của dân tộc qua những áng văn, vần thơ lãng mạn mà sâu sắc.

Nhiều tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc họa có giá trị được ra đời từ đây. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:

Có một người lính ra đi từ ngày ấy, ông bị thương ở Trường Sơn. Bom Mỹ đã cắt cụt cánh tay bên phải của ông khi ông đang làm nhiệm vụ.

Mỗi lần trở lại thăm chiến trường xưa. Trong ký ức sâu thẳm. Những quả bom trút xuống. Những dòng máu tuôn chảy. Cánh tay ông ngày ấy bất chợt lại hiện lên.

Chuyến đi vào tìm hài cốt đồng đội còn lấp khuất, ông muốn tìm lại cả cánh tay của mình. Dù chỉ là một nắm xương. Dẫu biết rằng tìm lại những gì đã mất trong chiến tranh, không thể tìm được, nhưng ông vẫn hy vọng.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại, người Mỹ quyết ngăn chặn con đường chi viện từ Bắc vào Nam. Nhưng chúng không ngăn được ý chí của một dân tộc anh hùng. Một dân tộc có những con người như ông Thiệp và bao chiến sĩ khác. Họ luôn sống chết vì nhau. Chiến tranh kết thúc đã bốn mươi năm rồi họ vẫn đi tìm lại đồng đội năm xưa. Đi tìm và trân trọng cả nắm xương của mình, dẫu đã tan vào cát bụi.

(còn nữa)

Ký sự của nhà văn Minh Chuyên