Thứ 6, 29/03/2024, 13:59[GMT+7]

Bức thông điệp lịch sử ( Kỳ 19)

Thứ 2, 21/08/2017 | 08:23:18
905 lượt xem
Cựu binh Tiểu đoàn 526 nhiều người có mặt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Bốn mươi năm sau gặp nhau, ký ức một thời trên đường tiến quân đuổi giặc như lại sống dậy.

Xe tăng tiến vào dinh Độc Lập.

Kỳ 19: Dinh Độc Lập những giờ phút lịch sử

Cựu binh Tiểu đoàn 526 nhiều người có mặt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Bốn mươi năm sau gặp nhau, ký ức một thời trên đường tiến quân đuổi giặc như lại sống dậy.

Ngày 30 tháng 4 từ hướng Bắc Quân đoàn 1 tấn công làm tan rã sư đoàn 5 bộ binh ngụy. Đoàn 232 từ hướng Đông Nam đánh vào tiểu khu Hậu Nghĩa và quận lỵ Đức Hòa, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn quân ngụy.

Quân đoàn 4 từ hướng Đông tiến vào đánh bại Sư đoàn 18 bộ binh ngụy, chiếm sân bay, giải phóng thị xã Biên Hòa.

Quân đoàn 2 từ hướng Đông Nam, chiếm căn cứ Nước Trong, đập tan đơn vị tăng thiết giáp phản kích của quân ngụy.

Sự tấn công mạnh mẽ của quân giải phóng làm rung động toàn bộ hệ thống quân sự, chính trị của ngụy quyền Sài Gòn, dồn bên thua trận vào con đường tuyệt vọng. Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản. Đại tướng Matin theo lệnh của tổng thống Pho tổ chức cuộc di tản khẩn cấp tháo chạy khỏi Sài Gòn.

Ông David Lamb một nhà báo Mỹ có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ông cho biết: Một cuộc hỗn loạn, nói đúng hơn đây là cuộc đào thoát cuối cùng. Ở lại Sài Gòn khi đó điều gì sẽ xảy ra. Chẳng ai biết trước được. Chỉ có mạng sống mách bảo. Họ tranh nhau lên máy bay. Dù biết rằng số phận chỉ là số phận.

Các mũi tấn công tiếp tục hướng áp sát Sài Gòn. Quân ngụy lúc này không còn khả năng cản phá. Nhiều đoạn đường bỏ ngỏ. Nhưng chúng lại dùng chướng ngại vật chặn đường quân đi. Người cựu binh tham gia dọn vật cản trên đường cho đoàn quân tiến vào thành phố, kể lại: Lịch sử sẽ mãi mãi ghi dấu cuộc động binh có một không hai này. Ghi dấu những chiến công dồn dập của quân giải phóng phía Tây Bắc 9 giờ 30 phút quân giải phóng tiến vào đánh sân bay Tây Sơn Nhất. Bắt sống và thu nhiều chiến lợi phẩm, máy móc, thiết bị của quân đội Việt Nam cộng hòa tại đây.

Ông Nguyễn Đức Đóa cựu chiến binh Trung đoàn 24, Quân đoàn 3, người trực tiếp ở một mũi đánh chiếm sân bay Tây Sơn Nhất. Sau khi thu chiến lợi phẩm, ông được phân công bảo vệ tài sản thu được tại sân bay. Ông Đóa kể lại: Chiếm xong sân bay Tây Sơn Nhất, quân giải phóng từ hướng Nam tiến vào tập kích, đánh chiếm tổng nha cảnh sát. Quân ngụy rối loạn. Ngày 30 tháng 4 lúc 11 giờ 30 phút, quân giải phóng từ hướng Bắc tràn đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy, cơ quan quân sự đầu não của Việt Nam cộng hòa.

Bốn mươi năm trước, có một ngày miền Nam chiến công dồn dập. Có một ngày niềm vui cũng dồn dập trào dâng.

Từ một kỷ vật chiến thắng, nhớ lại 40 năm trước, kỷ vật chính là chiếc xe tăng quân giải phóng từ một hướng tấn công tiến vào húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập.

Ông Nguyễn Văn Nhu khi đó là trung úy thuộc Trung đoàn 66, Sư 304, Quân đoàn 2, có mặt ở dinh Độc Lập. Ông Nhu cho biết: Ông Nguyễn Hữu Hạnh đây, lúc đó là chuẩn tướng thuộc bộ tổng tham mưu ngụy, người giúp tổng thống Dương Văn Minh có cơ hội tiếp cận đầu hàng quân giải phóng.

Ông Dương Văn Minh, người nhận chức tổng thống mới được hai ngày thì quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập.

Tấm ảnh chụp ông Nguyễn Văn Nhu cùng một số sĩ quan giải phóng đưa tổng thống Dương Văn Minh sang đài phát thanh. Ông Nhu bảo tấm ảnh là một kỷ niệm khó quên đối với ông trong trận đánh cuối cùng của người lính.

Ngày 30 tháng 4 còn nhiều chuyện đáng ghi nhớ. Ông Vũ Như Thính, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn công binh 219, Quân đoàn 2. Đây ông đi theo mũi tiến quân của một đơn bị xe tăng vào dinh Độc Lập. Chiến công của ông âm thầm, lặng lẽ. Nhờ có tấm ảnh này, gia đình và đồng đội mới nhận ra ông có mặt trong giờ phút lịch sử đó.

Chưa bao giờ có một ngày vui như một ngày của 40 năm trước. Ngày đoàn quân chiến thắng từ các chiến trường đổ về Thành phố Hồ Chí Minh, chứng kiến đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất.

Một ngày hội tụ chiến thắng hiếm có trong lịch sử. Việt Nam ba mươi năm một chặng đường dài đau thương, chia cắt. Ba mươi năm mới có ngày hôm nay, ngày hai miền Bắc Nam sum họp.

Lịch sử sẽ mãi mãi lưu giữ những hình ảnh này. Hình ảnh những nguười con ưu tú đã viết nên dòng thời gian đẹp nhất của một dân tộc. Một dân tộc có những con người cả đời chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Ông Nguyễn Phường, một cán bộ được Tổng cục Chính trị quân đội cử vào Nam làm công tác bảo vệ nội bộ. Nhớ lại ngày ấy ông cùng đồng đội vào dinh Độc Lập sau bao năm rong ruổi trên khắp các chiến trường.

Chính ở nơi hành dinh này, ông đã được chứng kiến những câu chuyện thật kỳ diệu.

Bốn mươi năm sau nghe ông kể lại, cảm kích vô cùng. Nếu không còn những nhân chứng sống như ông, ta làm sao hiểu được, có một thời, có những câu chuyện kỳ diệu như thế do công việc được tổ chức phân công ông Nguyễn Phường có điều kiện được tiếp xúc với những người ở cả hai phía, bên thắng trận và bên thua trận.

Dinh Độc Lập ngày nay.

Khi tiếp xúc với tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh sư 18 quân lực Việt Nam cộng hòa, người chỉ huy tử thủ ở Xuân Lộc ra trình diện

Một lần tới gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Phường đã kể lại chuyện đó với Đại tướng.

Qua câu chuyện của ông Nguyễn Phường, chúng tôi càng hiểu thêm tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đất nước mình có những con người có tầm tư tưởng như thế, mới làm nên những chiến công vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến cứu nước.

Xung quanh sự kiện dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4, có nhiều câu chuyện dần dần được hé mở. Những câu chuyện chia ly, đoàn tụ sau ngày đất nước được giải phóng thật ý nghĩa biết bao.

Ký sự của nhà văn Minh chuyên