Thứ 7, 20/04/2024, 08:30[GMT+7]

Ngược dòng hoài niệm

Thứ 4, 30/10/2013 | 10:22:05
2,184 lượt xem
Ngày 2/9/1969, cả dân tộc Việt Nam đã trào nước mắt trong niềm tiếc thương vì sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân. 44 năm sau, một lần nữa, cả dân tộc lại òa khóc đau thương tiễn đưa Ðại tướng Võ Nguyên Giáp - học trò ưu tú của Bác Hồ, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam về cõi vĩnh hằng.

Ông Trần Văn Tùy nâng niu bức ảnh kỷ niệm chụp cùng Ðại tướng.

Bác đã đi rồi sao Bác ơi?

Mùa thu đang đẹp nắng lưng trời...

Hàng cây ngơ ngác buồn trút lá...

Ðến cả mặt trời cũng khóc thôi...

Ngày 2/9/1969, cả dân tộc Việt Namon> đã trào nước mắt trong niềm tiếc thương vì sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân. 44 năm sau, một lần nữa, cả dân tộc lại òa khóc đau thương tiễn đưa Ðại tướng Võ Nguyên Giáp - học trò ưu tú của Bác Hồ, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam về cõi vĩnh hằng. Suốt nhiều ngày, cảm giác hụt hẫng luôn đeo đẳng trong tâm hồn của mỗi người Việt Namon>, cảm giác như mất đi một điều gì đó quá đỗi thiêng liêng, quá đỗi lớn lao. Mỗi ngày, hàng triệu người dân Việt Namon> luôn hướng về Ðại tướng với trái tim thổn thức. Trong nỗi đau thương ấy, những cựu chiến binh (CCB), những người lính trên chiến trường năm xưa đã từng là đồng đội, từng là học trò của Ðại tướng đã vỡ òa trong nước mắt khi chứng kiến đất mẹ Quảng Bình đón Người vào lòng.

Trong buổi lễ viếng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp sáng ngày 12/10 tại Ban chỉ huy Quân sự huyện Kiến Xương, rất nhiều đoàn đại biểu và nhân dân từ khắp các địa phương cùng nhau về dâng hương Ðại tướng. Có một CCB ở độ tuổi bát thập, mặc dù sức khỏe đã yếu nhưng vẫn lặn lội vượt qua đoạn đường dài gần 20 km để đến dự lễ viếng. Bàn tay ông run run nâng nén nhang, từng bước chậm tiến đến trước di ảnh Ðại tướng và ông đã không ngăn nổi những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má nhăn nheo. Ðã hoàn tất lễ viếng Ðại tướng, nhưng ông vẫn đó, ngồi lặng lẽ, bần thần, đôi mắt nheo lại như đang hướng về một điều gì đó xa xăm. Ông là CCB Trần Văn Tùy (quê ở thôn Dương Liễu 3, xã Minh Tân, huyện Kiến Xương), người đã từng được gặp Ðại tướng rất nhiều lần và vinh dự được chụp ảnh lưu niệm cùng Ðại tướng.

Buổi chiều hôm đó, tôi tìm về nhà ông trên quê hương giàu truyền thống cách mạng Minh Tân. Vừa bước vào nhà đã thấy khung ảnh ông và đồng đội chụp cùng với Ðại tướng để ngay ngắn trên bàn. Hướng mắt về phía bức ảnh, ông bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện cuộc đời người lính và những lần được gặp Ðại tướng: Nhập ngũ năm 1966, ông được phân công về Trung đoàn 82 tại Hà Bắc. Một thời gian sau, Trung đoàn 82 tách làm hai, ông chuyển sang công tác ở Trung đoàn tên lửa 263 phòng không không quân (SAM 2) và tham gia chiến đấu ở mặt trận phía nam Hà Nội.

Tại đây ông đã nhiều lần được gặp Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau mỗi trận đánh, Ðại tướng đều xuống thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ, tuy chưa được trực tiếp nói chuyện với Ðại tướng nhưng ông rất xúc động khi thấy Ðại tướng luôn dành thời gian hỏi han mọi người từ những điều nhỏ nhất bằng lời lẽ gần gũi, ân cần, thân mật, giản dị. Rồi Người không quên giao nhiệm vụ: “Trong chiến tranh, không thể tránh khỏi những hy sinh mất mát, nhưng dù có thế nào các đồng chí cũng phải luôn ổn định tư tưởng, anh em phải chiến đấu thật tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Ðặc biệt, ở trận đánh Yên Nghĩa (Hà Tây), chỉ trong một đêm, Trung đoàn 263 đã bắn rơi 6 máy bay, ngay sau đó Trung đoàn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Thời gian sau, ông được điều về công tác tại Phòng Cán bộ Quân chủng Phòng không không quân. Từ năm 1968 đến năm 1975, ông cùng Trung đoàn 263 hành quân tham gia ở mặt trận Tây Nam, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng đất nước.

 

Cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh đại diện cho 63 tỉnh, thành chụp ảnh lưu niệm cùng Ðại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1999. Ảnh: Tư liệu

Ðầu năm 1980, ông tạm biệt Hà Nội vào công tác tại sân bay Nha Trang (Khánh Hòa). Trong suy nghĩ lúc đó chưa bao giờ ông nghĩ rằng mình sẽ lại được gặp Ðại tướng Võ Nguyên Giáp thêm một lần nữa. Nhưng điều kỳ diệu đã đến khi ông đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Khánh Hòa, hàng năm ông được ra Hà Nội tập huấn cùng với 63 đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 1999, lớp tập huấn tổ chức đến thăm Ðại tướng tại nhà riêng (số 30 đường Hoàng Diệu, Thành phố Hà Nội). Nghẹn ngào, xúc động, ông kể về buổi gặp mặt Ðại tướng hôm ấy. Lúc này, Người đã 88 tuổi là Chủ tịch danh dự của Hội CCB Việt Namon>. Thời gian đã nhuộm trắng mái tóc của Người. Sau khi ân cần hỏi thăm nghe chúng tôi báo cáo, Ðại tướng phấn khởi nói: “Các chú đến thăm, tôi rất cảm ơn. Các chú cố gắng hoàn thành tốt công tác chính trị xã hội Trung ương hội giao cho, đặc biệt công tác xây dựng và bảo vệ Ðảng. Trước đây chúng ta tham gia ở mặt trận chiến đấu với quân thù, bây giờ chúng ta tham gia xây dựng ở mặt trận chính trị xã hội rất phức tạp, làm việc trong một tổ chức quần chúng chúng ta phải thực hiện tốt công tác xây dựng xã hội, đặc biệt là công tác dân vận, phải bám vào dân, do dân và vì dân”.

Trong suốt câu chuyện, ánh mắt người CCB già luôn sáng lên khi nhắc về Ðại tướng. Nhưng ánh mắt ấy lại trùng xuống khi ông trở lại thực tại, ông nghẹn ngào: Mặc dù biết sức khỏe của Người đã yếu từ lâu,  nhưng khi nghe thông báo Ðại tướng mất, tôi không dám tin. Vẫn biết rằng quy luật của tạo hóa là sinh lão, bệnh tử, không thể nào tránh khỏi, vậy mà sao vẫn thấy quá đau lòng ...”

Trong đoàn đại biểu đại diện cho xã Minh Tân về dự lễ viếng Ðại tướng hôm ấy, chúng tôi cũng không thể quên được một người CCB với mái tóc bạc phơ, khuôn mặt cố kìm nén nỗi tiếc thương đối với vị Ðại tướng của mình. Ðó là CCB Ngô Văn Nhân (78 tuổi, quê ở thôn Nguyệt Giám, xã Minh Tân), ông là cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, từng là Cục trưởng Cục kỹ thuật Quân khu 3.  Năm 1953, ông nhập ngũ tại Trung đoàn 55, Bộ tổng tư lệnh sau đó bổ sung về Trung đoàn 52 thuộc Sư đoàn 320.

Năm 1974, ông tham gia chiến đấu ở mặt trận miền Namon>, tiếp quản Lục quân không xưởng (chuyên sửa chữa, trang bị vũ khí chiến đấu của quân đội Sài Gòn). Ngay sau chiến thắng năm 1975, Ðại tướng đã đến thăm cơ sở. Ông Nhân nhớ như in ngày hôm đó: Người mặc quân phục nhưng không đeo quân hàm, rất giản dị và gần gũi, không phân biệt lãnh đạo hay cấp dưới, Người đi đến từng phân xưởng bắt tay, ân cần hỏi thăm sức khỏe, gia cảnh, tình hình công việc của mọi người, rồi dặn dò: “Các đồng chí có nhiệm vụ tiếp quản nhà máy rất lớn của quân đội Sài Gòn, vì thế phải cố gắng hết sức, học tập và khai thác về khâu quản lý, chỉ huy, điều hành và cách sửa chữa các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để nay mai ứng dụng sửa chữa cho quân đội ta”.

Cũng như bao người khác, khi nghe tin Ðại tướng mất, ông hết sức bàng hoàng và đau xót. Bàn tay nâng niu món đồ lưu niệm có in ảnh Ðại tướng, ông bùi ngùi nói: Người là một vị tướng tài ba, có công lao vô cùng to lớn đối với Tổ quốc và nhân dân Việt Namon>, uy danh cả trong nước và quốc tế. Ðại tướng qua đời, dân tộc như mất đi điều thiêng liêng nhất, tổn thất lớn về tinh thần. Hàng ngày hàng giờ, ông luôn dõi theo thông tin về Ðại tướng qua các phương tiện thông tin đại chúng và tưởng nhớ về Người qua những dòng hoài niệm. Do sức khỏe đã yếu, ông không thể trực tiếp lên Hà Nội dự lễ viếng Ðại tướng nên ngay từ sáng sớm, ông đã lên Ban chỉ huy Quân sự huyện Kiến Xương để dâng lên Người nén nhang tiễn biệt. 

Ðất mẹ Quảng Bình đã đón người con ưu tú của mình vào lòng, nhưng những dòng hoài niệm tưởng nhớ về Ðại tướng vẫn luôn tràn ngập và hiện hữu trong ký ức của những người con dân tộc Việt Namon>. Biết bao kỷ niệm về Ðại tướng, sẽ mãi truyền cảm hứng sống mạnh mẽ, cao đẹp cho thế hệ bao người Việt Namon> hôm nay và mai sau.

 Thanh Huyền

  • Từ khóa