Thứ 3, 14/05/2024, 00:47[GMT+7]

Bức thông điệp lịch sử (Kỳ 18)

Thứ 2, 14/08/2017 | 09:29:22
1,077 lượt xem
Kỳ 18: Thần tốc tiến quân

Quân giải phóng đánh chiếm căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, phía sau là cuộn khói bốc ra từ những chiếc máy bay bị phá hủy, ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu.

Được hai Mỹ đưa đường, Trung đoàn 27 thẳng tiến, hòa nhập cùng các đơn vị bạn vừa đi vừa chiến đấu.

Phía trước cầu Vĩnh Bình cách Sài Gòn 10km, 30 chiếc xe tăng của quân ngụy chụm lại cản phá giữa cầu. Quân giải phóng tiến lên đánh xe tăng để mở đường.

Một quả đạn rơi cạnh người chiến sĩ, đại đội trưởng Hoàng Thọ Mạc, Trung đoàn 27 nhanh chóng nằm úp lên, che đạn cho đồng đội. Đạn nổ Hoàng Thọ Mạc đã hy sinh.

Xe tăng bị địch bắn cháy nằm gục hai bên cầu. Đoàn quân tiếp tục tiến lên không kịp chôn cất, mai táng. Chiếc xe tăng của Trung đoàn 27 chở cả xác Hoàng Thọ Mạc trên xe tiến về thành phố. Có người đồng đội hy sinh nằm trên xe, tinh thần các chiến sĩ càng xả thân, quyết chiến.

Các chuyên gia quân sự Mỹ và chuyên gia nước ngoài, được chứng kiến những năm cuối cùng của của chiến tranh Việt Nam. Họ bình luận.

Người Mỹ biết rằng không thắng nổi quân đội Bắc Việt, họ rút quân về nước. Quân lực Việt Nam cộng hòa đánh cho mình, thực chất là đánh thay quân Mỹ, thay xác chết người Mỹ. Họ không còn sức mạnh đồng minh. Họ chiến đấu không vì cái gì hết.

Khi quân đội miền Bắc đã đánh tới Sài Gòn, quân Việt Nam cộng hòa đã mất quá nửa. Họ không cản nổi sức mạnh của đối phương. Tây Nguyên bỏ chạy. Sài Gòn thất thủ là điều không tránh khỏi.

Đây là một cánh quân ngụy chốt giữ vùng chiến thuật tại cửa ngõ phía Nam Sài Gòn khi quân giải phóng chưa tới.

Ở một cung đường tiến quân khác, Quân đoàn 2 đang thần tốc băng qua. Xe tăng vượt chướng ngại vật lao về phía trước.

Vào chiến trường xưa, cựu binh Quân khu 5 tới thăm một địa điểm tập kết trên đường ra trận, chuẩn bị cho chiến dịch.

Vượt hàng trăm ki-lô-mét, các hướng tiến quân từ các phía tới địa điểm hội quân ngày càng hùng hậu.

Quân ngụy tại địa điểm mai phục tiến ra chặn đánh. Lực lượng quân giải phóng phản công đánh bại. Đồng bào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt nổi dậy giành quyền làm chủ. Lực lượng vũ trang các địa phương dồn dập tấn công bao vây quân ngụy.

Nhà báo Mỹ Christopher nhiều năm viết bài, đưa tin ở chiến trường miền Nam Việt Nam, ông bình luận.

Tôi không tin họ có thể cố thủ được lâu. Khi người Mỹ còn hệ thống quân sự dày đặc tại Việt Nam, sức mạnh là bao trùm. Thiết bị chiến tranh hiện đại cùng đội quân viễn chinh hơn nửa triệu người, còn phải bỏ cuộc. Quân đội Việt Nam cộng hòa đơn độc chống đối là ngu xuẩn. Chết chóc thật vô nghĩa.

Đại tá Vũ Thính nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 219. Suốt 18 ngày ông cùng đơn vị vừa hành quân vừa thu dọn chướng ngại vật cản đường dọc 11 tỉnh miền Trung. Đơn vị ông đã làm 40km đường tránh, bảo đảm cho hơn 3 vạn bộ đội, 2.500 xe pháo các loại vượt qua an toàn. Nhớ một lần bắc cầu cho bộ đội vượt sông, ông Thính cho biết: Khi đội hình thọc sâu đang thẳng tiến, quân ngụy ngăn cản bằng cách bắn phá cây cầu trên sông Buông gần tổng kho Long Bình. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 ra lệnh cho xe tăng và pháo binh bắn kiềm chế. Giao cho Sư đoàn 304 vượt sông đánh yểm trợ Tiểu đoàn 3 khắc phục cây cầu cho bộ đội sang sông.

Đây là một trong những tốp lính ngụy bị Quân đoàn 2 chặn đánh.

Vừa tháo chạy, quân ngụy vừa tổ chức lực lượng chốt giữ chống trả. Pháo binh quân giải phóng di chuyển theo đội hình hành quân, cơ động chiến đấu nã đạn vào các mục tiêu quân ngụy cản đường.

Các cánh quân từ nhiều hướng tiếp tục băng lên. Con đường tới dinh Độc Lập đang chờ phía trước.

Tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Sài Gòn bị bẽ gãy, trước tình thế không thể cứu vãn nổi, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức đưa phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay.

Trang sử cũ đã khép lại: Trần Văn Hương nhân vật ít có khả năng nói chuyện được với phe đối lập. Lực lượng thứ ba đã nhanh chóng dàn xếp nội các, đưa tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống.

Cuộc tấn công của quân giải phóng ngày càng áp sát Sài Gòn. Các quân binh chủng từ nhiều hướng tiếp tục tiến lên.

Lực lượng quân ngụy được huy động dồn tới cản đường tiến quân. Chúng tập trung co cụm, cố sức chống cự. Quân giải phóng chặn đánh, bao vây tiêu diệt phần lớn quân ngụy, vừa tấn công vừa mở đường cho các đơn vị xốc tới.

Trên hướng tấn công phía Đông thành phố, quân giải phóng tiêu diệt căn cứ Long Thành, Trảng Bom, căn cứ Nước Trong.

Hướng Tây Nam cắt đứt các tuyến đường địch phong tỏa. Các đơn vị đặc công luồn sâu đánh chiếm những cứ điểm xung quanh Sài Gòn.

Các điểm quân ngụy nống ra phản công, quân giải phóng chặn đánh quyết liệt. Cuối tháng 4 hầu hết các cứ điểm phòng ngự của ngụy quân đều bị tiêu diệt.

Ngày 18/4/1975 không quân Việt Nam thuộc quân giải phóng đã dùng máy bay chiếm được của quân ngụy ném bom sân bay Tây Sơn Nhất và một số mục tiêu khác.

Thời gian như siết lại, hệ thống đường bộ đường sông bao quanh Sài Gòn đều bị quân giải phóng phong tỏa.

Trên đà chiến thắng quân giải phóng tổ chức nhiều đợt tấn công, lần lượt đánh chiếm các mục tiêu bao quanh thành phố.

Các binh chủng xe tăng, pháo binh, cơ giới bộ binh phối hợp, bao vây nã súng vào các mục tiêu chống cự.

Với phương châm đánh tiêu diệt từng bộ phận độc lập, không cho chúng cơ hội rút về Sài Gòn. Chia cắt quân ngụy, đánh xóa sổ từng đơn vị.

Tiến công tiêu diệt các đơn vị quân ngụy ở lân cận thành phố. Đánh mở đường cho đại quân tiến vào chiếm các mục tiêu đầu não của địch trong nội thành.

Các lực lượng biệt động, đặc công luồn sâu đánh chiếm trước các mục tiêu quan trọng, chuẩn bị đón các cánh quân đang tiến sát vào Sài Gòn.

Giáo sư sử học người Mỹ Paul Atwood ông có nhiều năm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam bình luận: Thế và lực giữa hai phía quá chênh lệch. Quân đội miền Bắc đã tập hợp tới 15 sư đoàn và rất nhiều trung đoàn, lữ đoàn độc lập khác để bảo đảm áp đảo đối phương. Trong khi phía Việt Nam cộng hòa quân số chết trận và bỏ ngũ đã mất quá nửa. Làm sao họ có thể lật ngược được thế cờ. Cuộc chiến tiếp diễn là ngu xuẩn. Cái giá phải trả càng không nhỏ.

Theo nhà sử học người Mỹ, 15 sư đoàn quân Bắc Việt cùng một ý chí tấn công. Họ có đủ sức mạnh để chiến thắng. Thời cơ đã tới gần. Cơ hội giải phóng đang mở ra ở phía trước.

Ngày 29/4 cuộc tổng tấn công của quân giải phóng đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu trên đường tiến quân.

Chiếm căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy mang tên sư đoàn tia chớp nhiệt đới. Bắt sống tư lệnh sư đoàn Lý Tòng Bá.

Những ngày cuối cùng của chiến dịch, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng: Tình thế không thể đảo ngược. Việc tấn công của quân giải phóng nhằm kết thúc cuộc chiến tranh là tất yếu. Quân Việt Nam cộng hòa và người Mỹ biết điều đó mà không thể cứu vãn. Họ đã tính đến chuyện sau cuộc chiến họ làm gì, nhưng vô vọng.

Ký sự của nhà văn Minh Chuyên