Thứ 2, 27/05/2024, 19:09[GMT+7]

20 nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (Phần I)

Thứ 2, 13/08/2018 | 08:03:11
3,971 lượt xem

Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết kỳ họp.

NGHỊ QUYẾT

Phê duyệt bổ sung dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Xét Tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ sung dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt bổ sung 368 (Ba trăm sáu mươi tám) dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018; diện tích đất cần thu hồi là 425,7ha (có danh mục chi tiết dự án cần thu hồi đất kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.


NGHỊ QUYẾT
Phê duyệt việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Xét Tờ trình số 104/TTr-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt việc chuyển mục đích sử dụng 337,4ha đất trồng lúa để thực hiện 308 (Ba trăm linh tám) dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018 (có danh mục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.


NGHỊ QUYẾT
Quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái Bình

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của  Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Xét Tờ trình số 66/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc ban hành quy định về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước.
b) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
Điều 2. Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = 50% (x) Diện tích (x) Giá của loại đất trồng lúa, trong đó:
1. Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
2. Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.


NGHỊ QUYẾT
Quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI  KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Xét Tờ trình số 65/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
a) Phạm vi điều chỉnh
Quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
b) Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Mức thu:

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định trên.
3. Tỷ lệ điều tiết:
- Nước khoáng thiên nhiên: Ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
- Cát các loại (không kể cát vàng, cát trắng): Ngân sách cấp tỉnh hưởng 30%; ngân sách cấp huyện hưởng 50%; ngân sách cấp xã hưởng 20%.
- Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình, đất sét, đất làm gạch, ngói và các loại đất khác: Ngân sách cấp huyện hưởng 30%; ngân sách cấp xã hưởng 70%.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
Nghị quyết này thay thế khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 36/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ 13 về việc phê duyệt mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và miễn lệ phí quốc tịch, lệ phí hộ tịch cho người Lào.


NGHỊ QUYẾT
Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 - 2015; Nghị quyết số 24/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 82/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 - 2015; Nghị quyết số 24/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 - 2015; Nghị quyết số 24/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 - 2015 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2018.
Các nội dung khác được nêu trong Tờ trình số 82/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ được Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết nghị ở Kỳ họp sau.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.


NGHỊ QUYẾT
Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 92/TTr-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị điều chỉnh một số nội dung kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.


QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể như sau:
1. Bổ sung nguồn vốn đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 tại Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 với tổng nguồn vốn bổ sung là: 4.498,95 tỷ đồng, gồm:
a) Bổ sung 2.480,9 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018-2020 để thực hiện Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 08  tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020; Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI về bổ sung Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 nguồn ngân sách địa phương; chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; Nghị quyết số 48/2016/NQ-HĐND ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV phê duyệt chủ trương vay vốn ngân hàng để hoàn thiện dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình, Văn bản số 31/HĐND-TH ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 và điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2018 để bổ sung kế hoạch vốn cho các dự án hoàn thành có quyết toán được duyệt còn thiếu vốn đến ngày 19 tháng 01 năm 2018; Văn bản số 78/HĐND-TH ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách cấp tỉnh năm 2018, cụ thể:
- Nguồn vốn bổ sung từ các nguồn sau:
+ Nguồn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 chưa phân bổ: 250 tỷ đồng.
+ Nguồn dự phòng vốn Trái phiếu chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 bố trí cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: 85,4 tỷ đồng.
+ Nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh 03 năm 2018 - 2020 (mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng): 300 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn bổ sung cân đối ngân sách: 500 tỷ đồng.
+ Còn lại 1.345,5 tỷ đồng bổ sung từ nguồn tăng thu ngân sách cấp tỉnh hằng năm giai đoạn 2018 - 2020, tiền sử dụng đất các dự án khu đô thị, dự án xây dựng khu nhà ở và tiền đấu giá đất thu hồi của các cơ quan, đơn vị không sử dụng được quy hoạch nhà ở dân cư, dự kiến:
 Bổ sung khoảng 800 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách cấp tỉnh hằng năm (bao gồm toàn bộ khoản tăng thu tiền sử dụng đất phần điều tiết từ các huyện, thành phố và tăng thu từ phí và lệ phí bổ sung xây dựng cơ bản).
 Bổ sung khoảng 545,5 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất các dự án khu đô thị, dự án xây dựng khu nhà ở và tiền đấu giá đất thu hồi của các cơ quan, đơn vị không sử dụng được quy hoạch nhà ở dân cư giai đoạn 2018 - 2020.
- Nguồn vốn bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thanh toán cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: 2.374,3 tỷ đồng.
+ Trả nợ gốc vay Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Thái Bình trong 2 năm 2019 - 2020 là: 40 tỷ đồng.
+ Bổ sung cho 13 dự án đã được bố trí vốn năm 2018 nhưng chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 là: 45,5 tỷ đồng và 03 dự án đã bố trí kế hoạch vốn 2018 cao hơn dự kiến kế hoạch trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 là: 21,099 tỷ đồng.  
b) Bổ sung 2.018,05 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 để thực hiện các nhiệm vụ của tỉnh, cụ thể:
- Nguồn vốn bổ sung từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn trung hạn còn lại chưa phân bổ chi tiết theo Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh: 99,469 tỷ đồng.
+ Bổ sung 50 tỷ đồng (tương đương 50.000 tấn xi măng) từ nguồn xi măng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới để bố trí cho Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A).
+ Nguồn vốn còn thiếu cần bổ sung cho các nhiệm vụ của tỉnh giai đoạn 2019 - 2020 là: 1.868,58 tỷ đồng, giao Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục rà soát đất thu hồi của các cơ quan, đơn vị không sử dụng quy hoạch các dự án khu đô thị, dự án xây dựng khu nhà ở dân cư đấu giá quyền sử dụng đất và bổ sung từ các nguồn khác báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung nguồn vốn trung hạn để tiếp tục bố trí cho các nhiệm vụ  của tỉnh 2 năm 2019 - 2020.
- Căn cứ vào khả năng nguồn vốn thực hiện phân bổ cho các công trình, dự án theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Thanh toán dự án hoàn thành đã phê duyệt quyết toán: 157,95 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 01)
+ Bổ sung vốn đối ứng các dự án ODA: 50 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 02)
+ Các dự án chuyển tiếp: 444,83 tỷ đồng; các dự án trọng điểm khởi công mới: 957,26 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 03)
+ Các dự án dự kiến khởi công mới giai đoạn 2019 - 2020: 408 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 04)
2. Điều chỉnh một số danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020:
a) Bổ sung 13 danh mục dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2018 nhưng chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 với tổng vốn là: 45,5 tỷ đồng, điều chỉnh tăng kế hoạch vốn giai đoạn 2018 - 2020 cho 03 danh mục dự án do kế hoạch vốn năm 2018 cao hơn kế hoạch trung hạn: 21,099 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 05)
b) Phân bổ chi tiết kế hoạch vốn trung hạn cho các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2018 chưa có trong kế hoạch trung hạn: 292,717 tỷ đồng.
(Chi tiết theo Biểu số 06)
c) Điều chỉnh giảm 06 danh mục dự án khởi công mới giai đoạn 2018 - 2020 chưa phân bổ chi tiết tại Biểu số 04 Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh với tổng mức đầu tư 1.877,6 tỷ đồng, gồm:
- Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình quy mô 1.000 giường (giai đoạn 2), tổng mức đầu tư 1.850 tỷ đồng.
- Dự án xây dựng công trình vườn ươm cây giống tại phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, giai đoạn 1, tổng mức đầu tư 9,7 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư phần mềm quản lý giáo dục Trường Đại học Thái Bình, tổng mức đầu tư 1,5 tỷ đồng.
- Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tổng mức đầu tư 4,5 tỷ đồng.
- Dự án Điều chỉnh, mở rộng Vườn hoa Lê Quý Đôn, tổng mức đầu tư 02 tỷ đồng.
- Đầu tư xây mới công trình Khu thực hành nông nghiệp công nghệ cao, sửa chữa Nhà giảng đường và cải tạo một số hạng mục công trình Trường Trung học nông nghiệp, tổng mức đầu tư: 9,85 tỷ đồng.
d) Điều chỉnh kế hoạch vốn giai đoạn 2018 - 2020
- Điều chỉnh giảm 20 tỷ đồng kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 của Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình quy mô 1.000 giường (giai đoạn 2).
- Điều chỉnh tăng 20 tỷ đồng kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2018 - 2020 cho Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A).
- Bổ sung 50 tỷ đồng kế hoạch vốn giai đoạn 2018 - 2020 (tương đương 50.000 tấn xi măng) từ nguồn xi măng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới chưa sử dụng cho Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển phía Nam tỉnh Thái Bình (đường 221A).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết và căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách của tỉnh, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai kế hoạch đầu tư công hằng năm cho phù hợp tình hình thực tế.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.
Biểu số 03, 04 ban hành kèm theo Nghị quyết này thay thế Biểu số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết 17/2017/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ năm phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2018 - 2020.


NGHỊ QUYẾT
Ban hành Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập sở hữu toàn dân;
Xét Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc ban hành Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.
Nghị quyết này thay thế các Nghị quyết số 114/2008/NQ-HĐND ngày ngày 24 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ mười về việc quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do địa phương quản lý; Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân tỉnh Thái Bình khóa XV, kỳ họp thứ năm về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 114/2008/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ mười về việc quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do địa phương quản lý.


NGHỊ QUYẾT
Phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ của ngân sách địa phương đối với phần vốn vay lại Dự án bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng sử dụng vốn vay của Ngân hàng tái thiết Đức (KfW)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Xét Tờ trình số 97/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ của ngân sách địa phương đối với phần vốn vay lại Dự án bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng sử dụng vốn vay của Ngân hàng tái thiết Đức (KfW); Báo cáo thẩm tra số 32/BC-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.


QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ của ngân sách địa phương đối với phần vốn vay lại Dự án bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng sử dụng vốn vay của Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) theo các nội dung như sau:
1. Nội dung Dự án bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng (sử dụng vốn vay của Ngân hàng tái thiết Đức-KfW).
a) Tên dự án: Dự án bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng.
b) Tên nhà tài trợ: Ngân hàng tái thiết Đức (KfW).
c) Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
d) Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e) Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2024.
g) Mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu chung:
Phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn để bảo vệ các khu vực ven biển và ven sông ở vùng đồng bằng sông Hồng, thích ứng với biến đổi khí hậu và tác động của tình trạng mực nước biển dâng, xói mòn bờ biển và xâm nhập mặn.
- Mục tiêu cụ thể:
Tăng cường thể chế, nâng cao năng lực các cơ quan liên quan tới việc lập kế hoạch tổng hợp thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững trong khu dự trữ sinh quyển.
Bảo vệ và củng cố hệ thống phòng hộ tuyến bờ biển thông qua trồng rừng và phục hồi các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, tăng cường hệ thống đê biển và hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn giúp bảo vệ bờ biển, các công trình cơ sở hạ tầng và chống xâm nhập mặn.
Phục hồi diện tích canh tác thủy, hải sản bị suy thoái hoặc hiệu quả thấp và đưa ra các hệ thống thủy, lâm sinh khác góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao khả năng chịu đựng, thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng địa phương.
h) Phạm vi dự án: 02 huyện (huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy).
i) Hoạt động của dự án tại Thái Bình
- Hợp phần I: Quản lý tổng hợp vùng ven biển, bao gồm: Điều phối xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển; xây dựng khu hành chính và trụ sở làm việc của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải; xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn Tiền Hải; hỗ trợ cho cộng đồng và đội bảo vệ bờ biển.
- Hợp phần II: Quản lý rủi ro và nguy cơ vùng ven biển, bao gồm: Bảo vệ và phát triển rừng ven biển, củng cố hệ thống đê biển.
- Hợp phần III: Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các cộng đồng và hệ thống sinh kế, bao gồm: Rà soát sử dụng đất lâm nghiệp, xây dựng bản đồ và chuẩn bị kế hoạch đầu tư cho các hoạt động của dự án; đầu tư cho các hoạt động sinh kế bền vững chống chịu với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực cộng đồng dọc ven biển phòng, chống và thích ứng với thiên tai.
k) Tổng vốn thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh:
- Tổng chi phí dự án dự kiến: 10.286.868 EURO, tương đương với 272.869 triệu đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn vay ODA: 7.744.093 EURO (chiếm 75% tổng nguồn vốn đầu tư), tương đương 205.420 triệu đồng.
+ Nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh: 2.542.775 EURO (chiếm 25% tổng nguồn vốn đầu tư), tương đương 67.450 triệu đồng.
(Tỷ giá đồng EURO/VNĐ: 26.526 tại thời điểm tháng 5 năm 2018)
- Cơ chế tài chính trong nước
Khoản vốn vay nước ngoài là: 7.744.093 EURO, tương đương 205.420 triệu đồng;
+ Cấp phát từ ngân sách trung ương chiếm 70%: 5.420.865 EURO, tương đương 143.794 triệu đồng;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình vay lại chiếm 30%: 2.323.228 EURO, tương đương 61.626 triệu đồng;  
l) Hình thức quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Chủ dự án (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý, tổ chức thực hiện dự án.
2. Phương án sử dụng và trả nợ vốn vay dự án
a) Phương án sử dụng vốn vay:
- Giải ngân vốn trong thời gian 07 năm (2018-2024);
- Tổng cộng các nguồn vốn: 10.286.868 EURO, tương đương với 272.869 triệu đồng. Trong đó:
+ Nguồn vốn ODA: 7.744.093 EURO (chiếm khoảng 75% tổng vốn đầu tư của dự án), tương đương 205.420 triệu đồng.
+ Nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh: 2.542.775 EURO (chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư của dự án), tương đương 67.450 triệu đồng.
(Chi tiết phương án sử dụng vốn vay theo phụ lục số 01 kèm theo)
b) Phương án trả nợ vốn vay:
- Thời gian vay lại: 15 năm, trong đó 05 năm ân hạn.
- Thời gian bắt đầu giải ngân: Năm 2018.
- Lãi suất vay bằng EURO: 2,57%/năm, bao gồm cả số dư.
- Phí cam kết đối với vốn vay KfW (0,25%/năm tính trên toàn bộ vốn KfW chưa được giải ngân tại thời điểm trả nợ).
- Phí quản lý: 0,3%, được tính trên tổng số vốn KfW cho dự án tại tỉnh và trả vào thời điểm được giải ngân lần đầu tiên.
- Tổng nghĩa vụ trả nợ: 2.818.269 EURO (tương đương 74.757 triệu đồng), bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh.
- Ngày thanh toán: Một năm 02 lần vào ngày 30 tháng 6 và 30 tháng 12.
- Thời gian bắt đầu trả nợ gốc vào ngày 30 tháng 6 năm 2023, năm kết thúc trả nợ là năm 2032.
(Chi tiết phương án trả nợ vốn vay theo phụ lục số 02 kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018.


NGHỊ QUYẾT
Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2018 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU


Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 69/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2018 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 06/BC-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2018 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2018 - 2020.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 7 năm 2018 .


NGHỊ QUYẾT
Quy định về nội dung, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm phát luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 105/TTr-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định về nội dung, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 06/BC-HĐND  ngày 07 tháng 7 năm 2018 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo.
2. Nội dung; mức hỗ trợ, mức chi chuyên môn, mức chi xây dựng và quản lý dự án hoặc mô hình.
a) Nội dung
Nội dung chi áp dụng tại quy định này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; điểm a Khoản 1 Điều 8, Mục 1 Điều 9, Điểm g Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Mức hỗ trợ, mức chi chuyên môn, mức chi xây dựng và quản lý dự án hoặc mô hình
- Mức hỗ trợ dự án hoặc mô hình: Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo dự án hoặc mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng cho 01 dự án hoặc mô hình.
- Mức chi xây dựng và quản lý dự án hoặc mô hình: Bằng 5% tổng kinh phí thực hiện dự án hoặc mô hình và không quá 10% mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án hoặc mô hình.
- Mức chi chuyên môn cho các hộ gia đình tham gia dự án hoặc mô hình.
+ Hộ nghèo: Theo dự án hoặc mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ nghèo.
+ Hộ cận nghèo bằng 80% mức hỗ trợ cho hộ nghèo.
+ Hộ mới thoát nghèo bằng 60% mức hỗ trợ cho hộ nghèo.
-  Tổng kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia dự án hoặc mô hình không vượt quá mức hỗ trợ cho một dự án hoặc mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ một lần, tùy điều kiện sản xuất mỗi hộ có thể nhận nhiều nội dung hỗ trợ nhưng không vượt quá số tiền tối đa của từng đối tượng tại Điểm 3, mục b, Khoản 2, Điều 1 trong Nghị quyết.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 7 năm 2018 .

(Còn nữa)