Thứ 3, 21/05/2024, 16:00[GMT+7]

Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và khu nghĩa trang nhân dân kiểu mẫu

Thứ 6, 05/04/2019 | 09:00:40
809 lượt xem

Làng quê Đồng Phú (Đông Hưng). Ảnh: Minh Đức

Để đáp ứng nhu cầu đất ở và đất an táng của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng quỹ đất, tạo nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh, xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và khu nghĩa trang nhân dân kiểu mẫu.


I - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN


Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về đất đai, xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện khá tốt việc quy hoạch và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất dân cư đáp ứng nhu cầu đất ở của người dân, góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Quy trình, thủ tục về quy hoạch, thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân từng bước được hoàn thiện, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển nhà ở và quy hoạch nông thôn mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất ở đã huy động được nguồn vốn đáng kể cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới và giải quyết căn bản tình trạng nợ xây dựng cơ bản ở các địa phương trong tỉnh. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý nghĩa trang nhân dân theo Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3005/QĐ-UBND, ngày 20/12/2012 đạt một số kết quả nhất định, góp phần hoàn thiện các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới.


Tuy nhiên, công tác quy hoạch dân cư, quản lý nhà nước về đất đai, nhất là ở cấp chính quyền cơ sở thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế. Tài nguyên đất đai chưa thực sự được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội; một số địa phương còn sử dụng đất lãng phí. Việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện quy hoạch dân cư ở các địa phương thời gian qua chủ yếu là hình thức nhỏ lẻ, phân tán, bám đường giao thông, tận dụng hạ tầng hiện có, chưa phát huy được hiệu quả sử dụng các khu đất bên trong, dễ dẫn tới lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai; một số địa phương thực hiện việc quy hoạch dân cư và tổ chức đấu giá các khu đất để đạt đủ số thu nhưng giá trị quyền sử dụng đất thấp, hiệu quả sử dụng đất không cao. Cùng với quá trình đô thị hóa, kiến trúc công trình nhà ở khu vực nông thôn mất dần phong cách kiến trúc nhà ở truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một bộ phận dân cư chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của tỉnh về xây dựng nếp sống văn hóa trong việc tang. Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nghĩa trang nhân dân tại nhiều địa phương còn hạn chế; các nghĩa trang xây dựng không có quy hoạch, nằm đan xen với khu dân cư; hình thức phần mộ lộn xộn, không theo quy định; nhiều gia đình chiếm diện tích đất lớn tại nghĩa trang và xây dựng các công trình thờ cúng, lăng tẩm quy mô lớn, gây lãng phí đất đai...


Những hạn chế, yếu kém nêu trên ngoài các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do: Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý một số ngành, địa phương về ý nghĩa, vai trò quan trọng của tài nguyên đất đai chưa đúng, chưa đầy đủ. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai, xây dựng và các chính sách, pháp luật có liên quan ở một số địa phương còn bất cập. Công tác quản lý xây dựng và quản lý kiến trúc công trình nhà ở khu vực nông thôn chưa được chú trọng. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai và các quy định của tỉnh về xây dựng nếp sống văn hóa trong việc tang của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở một số nơi chưa được phát huy tích cực, đầy đủ.


II - QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU


A - Quan điểm chỉ đạo


1 - Đất đai là nguồn tài nguyên không thể tái tạo nên phải quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất hiện có, nhất là đối với tỉnh ta. Vì vậy, cần có chủ trương mới về việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện quy hoạch dân cư và quy hoạch, xây dựng nghĩa trang nhân dân theo hướng hình thành các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và khu nghĩa trang nhân dân kiểu mẫu với quy mô, kiến trúc phù hợp, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn.


2 - Quy hoạch, xây dựng các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và khu nghĩa trang nhân dân kiểu mẫu phải đặt trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch, kế hoạch có liên quan của địa phương, phù hợp với các quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng.

(còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày