Chủ nhật, 05/05/2024, 02:39[GMT+7]

ARTHUR STANLY EDDINGTON Một trong các nhà thiên văn vĩ đại nhất của thế kỉ 20

Thứ 4, 06/03/2013 | 16:03:54
1,540 lượt xem
Arthur Stanly Eddington sinh ngày 28/12/1882 và mất ngày 22/11/1944, được coi là một trong các nhà Thiên văn vĩ đại nhất của thế kỉ 20.


Eddington sinh tại Kendal (Anh) và tốt nghiệp đại học Cambridge năm 1905.

 

Từ năm 1906 đến năm 1913, ông làm trợ lí ở đài thiên văn Greenwick.

Từ năm 1913 ông nhận chức giáo sư môn Thiên văn học và làm giám đốc trung tâm Thiên văn của đại học Cambridge.

 

Từ năm 1921 đến năm 1923, Eddington là chủ tịch hội thiên văn Hoàng gia London, từ năm 1930 đến năm 1932 là chủ tịch hội vật lí London. Từ năm 1938 đến khi qua đời vào năm 1944, ông là chủ tịch hội Thiên văn Quốc tế, ngoài ra còn nhiều chức vụ và là thành viên của nhiều tổ chức khoa học trên thế giới.

Eddington có nhiều đóng góp trong ngành Thiên văn học với nhiều nghiên cứu như : cấu tạo bên trong các sao, khí quyển các sao, vật chất giữa các sao và chuyển động tương đối của các sao trong Thiền hà.

 

Ông đã sáng tạo ra lí thuyết ma trận để biểu diễn các hàm sóng

Eddington là một trong những người đầu tiên trên thế giới nhận thức được chi tiết nội dung, tính chất cũng như tầm quan trọng của Thuyết tương đối Einstein.

 

Lí thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán rằng trường hấp dẫn quanh một vật thể lớn (ví dụ điển hình là một ngôi sao) sẽ làm cong không - thời gian xung quanh nó và sẽ làm ánh sáng khi đi qua bị lệch về phía trong ngôi sao.

 

Năm 1919, Eddington đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến đảo Principe để kiểm chứng sự kiện này qua việc hiẹn tượng nhật thực toàn phần xảy ra và thấy rõ nhất ở địa điểm này.  Các quan sát của Eddington đã cho ra các kết quả hoàn toàn phù hợp với các tính toán trên lí thuyết của Einstein. Đây là một bằng chứng quan trong, góp phần rất lớn cho việc chứng minh sự đúng đắn của lí thuyết tương đối.

 

Eddington mất năm 1944, hội thiên văn Hoàng gia London đã lấy tên ông để đặt tên cho huy chương tặng thưởng hàng năm cho các công trình về Thiên văn, vật lí.

 

Nguồn Internet

  • Từ khóa