Chủ nhật, 05/05/2024, 00:51[GMT+7]

Một thời Ðường 9 - Khe Sanh

Thứ 2, 15/04/2013 | 10:18:35
2,972 lượt xem
Cách đây 45 năm, khi chiến dịch Ðường 9 - Khe Sanh bắt đầu, một Bộ Tư lệnh mặt trận được thành lập, do anh Lê Quang Ðạo làm Chính ủy. Có bảy đồng chí cán bộ trung cao cấp của Tổng cục Chính trị, trong đó có Trung tá Lê Nam được lệnh vào tham gia chiến dịch. Anh Lê Nam giữ cương vị phái viên của Tổng cục Chính trị và là Trưởng phòng Tuyên huấn của Bộ Tư lệnh mặt trận.

Văn công biểu diễn phục vụ bộ đội trên đường Trường Sơn trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Ảnh Tư liệu

Cùng thời gian này, Ðoàn Ca múa Tổng cục Chính trị cũng được điều động vào biểu diễn phục vụ, cổ vũ, động viên các chiến sĩ tại mặt trận. Trong một ngày nắng hè miền trung gay gắt, tôi và một diễn viên cùng nhà văn Lê Lựu lúc này thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn tổ chức cuộc hành quân đi tiền trạm tìm Bộ Tư lệnh mặt trận Ðường 9 - Khe Sanh. Suốt một ngày đường qua nhiều suối, khe, rừng núi, lúc đến được nơi thì thật  bất ngờ khi thấy cơ quan Bộ Tư lệnh mặt trận chỉ là mấy cái lán nhỏ của đồng bào làm nương rẫy. Lại càng bất ngờ hơn nữa khi chúng tôi được gặp các  anh Lê Nam, Mai Quang Ca, Quốc Bảo... trong cơ quan chính trị Bộ Tư lệnh đang chăm chú làm việc ở trong mấy cái lán ấy. Lê Namon> vẫn mang cái dáng người cao lớn, nước da trắng trẻo hơi thư sinh, hiền lành, mẫn cán.

 

Chúng tôi gặp nhau giữa chiến trường là cả sự bất ngờ và mừng vui. Những ngày còn ở Hà Nội, việc gặp nhau thường xuyên trong công việc là bình thường, nhưng được gặp nhau ở mặt trận sao mà quý giá đến vậy! Lúc mới đến, người tôi gặp đầu tiên là anh Quốc Bảo vì nhà anh ở cùng "phố nhà binh" Lý Nam Ðế với tôi, còn anh Nam nhà ở phố Ông Ích Khiêm, công tác ở Phòng Giáo dục Tổng cục Chính trị. Gặp nhau ở mặt trận, vui quá, anh Namon> đùa tôi: "Sao Khắc Tuế trông đen đúa thế nhỉ". Tôi bảo: "Nắng khu bốn mà anh". Nhà văn trẻ Lê Lựu chen vào: "Trắng làm sao bằng thủ trưởng Phòng Giáo dục nổi tiếng đẹp trai". Anh Lê Namon> rất hiền, không đùa lại mà chỉ nhoẻn miệng cười. Sau đó, anh làm luôn nhiệm vụ nhóm trưởng nhóm công tác trợ lý chính trị của mặt trận. Anh Namon> giới thiệu với chúng tôi  về công tác giáo dục, công tác chính trị theo yêu cầu sát sườn của chiến dịch. Ðây là một cơ hội để các đồng chí làm công tác tuyên huấn như anh Lê Nam phát huy sở trường của mình, giúp cán bộ tuyên huấn của các đơn vị sư đoàn và các đơn vị tương đương phối thuộc chiến dịch về công tác chính trị tại mặt trận.

 

Biết tôi vào nghiên cứu địa điểm để tổ chức đội hình biểu diễn của đoàn ca múa nhạc sao cho thích hợp với đối tượng, với thực địa nhằm phục vụ mặt trận và cơ quan Bộ Tư lệnh có hiệu quả, anh Lê Nam gợi ý, nếu mang chương trình lớn vào đây sẽ khó, nên chăng chỉ tổ chức đoàn gọn nhẹ với các tiết mục chọn lọc. Anh nhấn mạnh, nhất thiết phải có tiết mục ngâm thơ của Linh Nhâm với bài Chúng con chiến đấu cho người sống mãi, Việt Namon> ơi! của Nam Hà hoặc Bài thơ báng súng của Hoàng Trung Thông, ngoài ra nên có những bài dân ca gần gũi với các chiến sĩ trẻ, v.v.

 

Với những gợi ý, cũng kể như chỉ đạo đó, các Ðêm diễn của nhóm xung kích Ðoàn ca múa Tổng cục Chính trị tại Bộ Tư lệnh chiến dịch  thành công rực rỡ bởi những tiết mục thơ của Linh Nhâm, dân ca của Kim Cúc, tấu nói Chung một chiến hào của Trọng Hinh. Chúng tôi không thể quên được lời cổ vũ của các đồng chí trong Bộ Tư lệnh và cũng không thể quên được những bông hoa rừng của nhóm cán bộ chính trị Lê Namon>, Mai Quang Ca, Quốc Bảo vui mừng tặng đoàn trong đêm biểu diễn tại Bộ Tư lệnh mặt trận. Sau này, nhìn lại đợt đi phục vụ chiến dịch ấy, 15 cán bộ, diễn viên của Ðoàn ca múa nhạc Tổng cục Chính trị ra về mãi không quên những gợi ý vừa "mang tính chiến thuật", vừa "mang tính chiến lược" trong công tác chính trị nơi mặt trận của những cán bộ giàu kinh nghiệm và nhiệt tình như anh Lê Nam...

 

Khi chiến dịch kết thúc, trở về Hà Nội, tôi vừa bước chân vào đến ngõ khu tập thể 16A Lý Nam Ðế thì vợ tôi cùng làm ở Cục Tuyên huấn với anh Lê Nam hỏi: "Ở trong ấy anh có dự lễ truy điệu bảy anh của Tổng cục Chính trị không?". Tôi ngơ ngác không hiểu thì vợ tôi nghẹn ngào cho biết: "Anh Lê Namon> cùng sáu anh vào trong đó đều đã hy sinh tất cả rồi". Cũng chính vợ tôi đã cùng cán bộ cơ quan Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị được giao nhiệm vụ làm công tác chính sách và báo tử cho gia đình anh Lê Namon>. Tin dữ ập đến đã gây sốc với vợ anh mặc dù chị là một phụ nữ Quảng Namon> kiên cường, một đảng viên vững vàng. Vợ tôi và chị, hai người phụ nữ đã tựa vào nhau mà cùng chịu đựng, chia sẻ nỗi đau trong tình đồng đội.

 

Cho đến nay, những công trình lý luận về chính trị, giáo dục quân đội của Trung tá Lê Nam, nhất là tại mặt trận, đã trở thành những tài liệu quý trong công tác tuyên huấn quân đội. Khi viết những dòng này, tôi lại nhớ đến những lời dặn dò của anh, lại nhớ về những gương mặt đồng đội của cơ quan tuyên huấn và các nghệ sĩ, diễn viên của Ðoàn ca múa Tổng cục Chính trị ở mặt trận Ðường 9 - Khe Sanh ngày ấy.

Nguồn nhandan.com

  • Từ khóa