Thứ 6, 26/04/2024, 11:22[GMT+7]

Bức thông điệp lịch sử (Kỳ 11)

Thứ 2, 26/06/2017 | 08:21:58
909 lượt xem
Từ bên kia trái đất có hai người nắm được thông tin này. Cựu binh Mỹ Randy người trực tiếp gom xác 16 chiến sĩ tử trận tại Khâm Đức rồi đưa đi chôn cất. Hai là nhà báo Christopher người chứng kiến 3 lính Mỹ đào hố chôn các chiến sĩ ngày 5/8/1970.

Đoàn quân giải phóng trên quốc lộ 1 từ Nha Trang tiến về giải phóng miền Nam. Ảnh tư liêu

Kỳ 11: Tìm dấu tích những người anh hùng

Trở về nước Mỹ, ông Christopher phần thì mải việc mưu sinh cuộc sống phần vì ông cũng không muốn khơi dậy nỗi đau của quá khứ. Cả những thước phim ông quay được 16 chiến sĩ Việt Cộng hy sinh ông lưu lại rồi cất giữ không mấy khi quan tâm đến. Mãi đến tháng 3/2013 Christopher mới đưa những hình ảnh ấy lên mạng internet. Nhận ra đồng đội của mình trên những tấm ảnh, ông Phạm Công Hưởng, cựu binh Tiểu đoàn 404 đã trực tiếp liên hệ với ông.
Chúng tôi bắt đầu với một tin nhắn từ ông Hưởng. Ông ta nói, ông là lính của 404 - chính đơn vị đã tấn công nơi đồn trú của chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu bằng việc gửi ảnh chụp trong quân ngũ cho nhau. Cả hai đều hạnh phúc vì đã không bắn giết nhau. Ông ta rất hứng thú nhất là việc hỏi vị trí những người lính đã được chôn. Và thế là chúng tôi cứ gửi tin nhắn qua lại. Tôi gửi thông tin cho ông ấy. Bốn mươi năm trước, có ai đó hỏi anh muốn làm bạn với ai đó thuộc quân đội miền Bắc Việt Nam tôi sẽ trả lời không. Nhưng giờ đây thật là tốt khi hiểu được chút ít về ông Hưởng.

Tại thành phố Boston, Hoa Kỳ, chúng tôi gặp nhà báo Christopher, trao đổi, tìm hiểu sơ đồ hố chôn tập thể 16 chiến sĩ Tiểu đoàn 404. Chúng tôi đề nghị ông giúp đỡ. Christopher rất nhiệt tình và nhận lời sẽ cùng cựu binh Randy sẵn sàng giúp.

Nhận được sơ đồ từ Christopher ông Hưởng cùng các cựu binh Tiểu đoàn 404 lại vào Khâm Đức xác định thực địa vị trí hố chôn tập thể.

Ban liên lạc cựu binh Tiểu đoàn 404 đã làm việc với UBND huyện Phước Sơn cùng các ban, ngành của huyện, của tỉnh để triển khai phương án tìm, đưa hài cốt các liệt sĩ vào nghĩa trang trong thời gian gần nhất.

Trên cơ sở phân tích những cứ liệu do các cựu binh Mỹ cung cấp cùng với trí nhớ của những người trong cuộc, từng tham gia trận đánh, hy vọng các liệt sĩ sẽ sớm được trở về.

Tuy nhiên, do thời gian đã quá lâu, cuộc chiến sau đó vẫn tiếp diễn. Sự luất khuất kéo dài, việc đón các anh về cũng còn nhiều gian nan, vất vả.

Mỗi lần trở lại Khâm Đức, ban liên lạc cựu binh cùng thân nhân các liệt sĩ đều kính cẩn dâng lễ, tưởng nhớ những người con, những người đồng đội đã quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Cuộc đối mặt giữa 16 chiến sĩ đặc công 404 với một lữ đoàn quân Mỹ ngày 5/8/1970 là một trận đánh kỳ diệu. Một sự hy sinh cũng thật kỳ diệu. Cảm phục trước sự hy sinh đó, cựu binh, Thiếu tướng Hoàng Kiều đã dâng tặng các anh hùng nằm lại Khâm Đức bài thơ:
Hiến dâng Tổ quốc trọn đời
Quê hương Khâm Đức muôn đời nhớ anh
Vẫn trong đội ngũ quân hành
Thương nhau đồng đội nên đành xa quê
Các anh nằm lại không về
Mười sáu chiến sĩ vẫn kề vai nhau
Lòng thành dâng chút hương cau
Nén nhang thành kính trước sau vẹn tình.

*
*          *

Hai cựu binh từng có mặt ở chiến trường Quảng Ngãi những năm 1967 - 1970. Khi đó, họ ở hai phía đối lập sang thăm nơi hai người đã từng xả súng vào nhau Frederic Whiterhurst kể lại. Ngày ấy ông còn rất trẻ. Ông và nhiều thanh niên Mỹ được đưa sang chiến đấu tại Việt Nam, các ông thường đi hành quân càn quét. Ở đây có rất nhiều sông rạch đầm lầy, việc di chuyển rất khó khăn. Ở Mỹ người ta không biết người lính phải gian khổ như thế nào. Chính ông cũng không hiểu mình chiến đấu vì ai và chết cho ai, chỉ biết ra trận là nổ súng, không bắn Việt Cộng thì Việt Cộng sẽ bắn mình. Dần dần ông mới hiểu các ông đã bị đẩy vào cuộc chiến tranh vô vọng, vô nghĩa.

Trong các cuộc hành quân, lính Mỹ thường gặp bãi chông, bãi mìn của quân du kích. Những thứ vũ khí nhằm ngăn cản các cuộc tiến quân và cũng rất nguy hiểm.

Ỷ vào thế mạnh quân sự, quân số đông, vũ khí hiện đại, người Mỹ đẩy mạnh chiến tranh cục bộ nhằm áp đảo quân chủ lực Việt Cộng, giành lại thế trận trên chiến trường nhưng chiến lược lại đầy mâu thuẫn do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến. Người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam số phận của họ cũng bị dồn đẩy vào bước đường vô vọng. Cuộc chiến giết người không có mục đích, dù là lính da đen hay da màu họ đều chung một số phận. Ở chiến trường, cái chết luôn rình rập.

Tiểu đội 9 của Nguyễn Hồng Tự bị một đại đội lính Mỹ bao vây. Quyết không chịu sa vào tay giặc, 17 lần phản công liều chết các ông mới phá được vòng vây nhưng anh em bị thương và hy sinh gần hết.

Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, cuộc giao chiến giữa Việt Cộng và quân đội Mỹ càng quyết liệt, số thương vong ngày càng nhiều. Trong một trận phục kích trên đồi 467 tại Đắc Tô, tỉnh Kon Tum, Trung úy Homer Steedy đã bắn chết một người lính Việt Cộng là Hoàng Ngọc Đản và lấy đi chiếc ba lô của anh.

36 năm sống trong dằn vặt của cái chết do mình gây ra, Homer Steedy đã nhờ Polash Prist người bạn của mình cũng từng tham chiến tại Việt Nam năm 1968, 1969. Lần theo địa chỉ từ các giấy tờ tùy thân lấy được về tận xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, quê hương của Hoàng Ngọc Đản để tạ tội. Chúng tôi được chứng kiến người cựu binh Mỹ trao lại những kỷ vật cho gia đình liệt sĩ Đản. Những di vật này đã làm cho Donglas Ress sống tận bên Mỹ mà tâm can không yên ổn, nó ám ảnh ông suốt bao năm trời.

Trước ban thờ liệt sĩ Hoàng Ngọc Đản, người cựu binh Mỹ lặng lẽ sám hối cầu nguyện cho linh hồn liệt sĩ Đản siêu thoát ở cõi vĩnh hằng. Trong căn nhà của người lính Việt Cộng bị giết hại Donglas Ress nhớ lại những lần đổ quân càn quét tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Ngày ấy ông còn rất trẻ, ông đã có ý thức được cuộc chiến tranh này.

Mãi về sau, được tận mắt chứng kiến những cái chết thê thảm của lính Mỹ, của Việt Cộng, ông mới hỏi: Tại sao người Mỹ lại đưa quân sang Việt Nam giết người. Những đồng sự của ông cùng trang lứa với ông họ có hận thù gì đâu mà họ phải chết một cách đau đớn.

“Chúng tôi không thể biết ai là bạn, ai là người đang rình mò trong đêm tối để tìm cách giết chúng tôi. Ngày ngày phải đối mặt với những nguy hiểm thường trực, tôi có cảm tưởng cuộc chiến là một cuộc truy lùng giết hại nhau, tại sao, tại sao lại như thế?”.

Thời gian sống ở chiến trường Việt Nam với Donglas Ress và các bạn ông là một chuỗi ngày dài vô vọng, sống luôn thấp thỏm phải coi chừng. Cái chết kề ngay bên, mọi sinh hoạt đều giản tiện, xa vợ con, xa gia đình. Đây là hình ảnh các đồng nghiệp của ông trong một căn cứ quân sự ở Đà Nẵng.

Ra khỏi nơi đóng quân đều phải cảnh giác, thậm chí phát hiện thấy mùi phân người là tập trung lần tìm dấu vết đối phương.

Trong vòng chưa đầy một tháng, quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 người trong đó có 45.000 lính Mỹ. Bình quân mỗi ngày có 1.500 lính Mỹ bị chết và bị thương.

“Không ai có thể lường trước được những gì đã xảy ra. Việt Cộng có cách đánh xuất quỷ nhập thần, họ có thể nấp trên cây, trong hầm kín, bất thần tiến công và biến mất. Điều đó làm cho thần kinh chúng tôi hết sức căng thẳng vì không biết đạn bắn từ đâu ra”.

Sau cuộc tổng tiến công của Việt Cộng, ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ bị lung lay. Ngày 30/3, tướng Westmoreland đến Sài Gòn tuyên bố bỏ chiến lược tìm diệt và bình định, thay thế bằng chiến lược quét và giữ không để lính Mỹ bị tổn thất như trước đó.

Donglas Ress được chứng kiến những ngày người Mỹ thực hiện chiến lược quét và giữ - một chiến lược tiếp tục gây tội ác và càng lún sâu vào vũng máu của chiến tranh.
Những cuộc đụng độ giữa quân giải phóng và đối phương trong chiến dịch quét và giữ ngày càng gay gắt, số lính Mỹ tử trận và thương tích không giảm.

Đây là một trong những trạm y tế dã chiến của quân đội Mỹ đặt ở gần nơi giao chiến để cứu chữa cho những binh lính bị thương.

Từng tham chiến ở Việt Nam, cựu binh Frederic Whiterhurst giữ nhiều ký ức về chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi, những sự kiện, những con người, những kỷ niệm buồn vui cứ xáo trộn khi ông trở lại thăm chiến trường xưa. Dấu vết chiến tranh đã xóa dần, dấu ấn về những con người vẫn còn đây. Ngày đó ông còn trẻ lắm, hình bóng ông, người lính Mỹ năm xưa và hình bóng ông hôm nay là một. Ngày ấy ông cùng quân đội Mỹ đổ bộ vào vùng đất Sơn Triều, Quảng Ngãi. Ông đã tham dự nhiều cuộc đụng độ với Việt Cộng ở mảnh đất này. Đây là những bức ảnh ông đã chụp được.

Gần 40 năm trở lại ông vẫn còn nhớ.
“Tôi đã ở Đức Phổ, tôi ở cái ngọn núi nào đó ở đây nhỉ, ngọn núi tên là gì nhỉ? Viên đạn đã bắn xuyên qua chiếc máy ảnh”.

Sau khi liên tiếp bị tổn thất về người và của, người Mỹ đã thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh nhằm hạn chế thương vong cho lính Mỹ. Thực hiện chiến lược này, cùng một lúc Mỹ tiến hành 3 hình thức: chiến tranh dành dân, chiến tranh hủy diệt và chiến tranh bóp nghẹt, tiếp tục gây nên bao cảnh tang thương chết chóc cho nhân dân miền Nam và cho cả lính Mỹ.

Ký sự của nhà văn Minh chuyên