Thứ 7, 11/05/2024, 22:38[GMT+7]

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chăn nuôi

Thứ 4, 07/11/2018 | 16:38:01
1,483 lượt xem
Ngày 07/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, phiên họp buổi sáng dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi).

Đại biểu Phạm Văn Tuân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận tại hội trường.

Dự thảo Luật được trình tại phiên họp lần này có bố cục gồm 6 Chương, 40 Điều, quy định về nguyên tắc, thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá; áp dụng cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Chăn nuôi. Dự thảo Luật gồm 8 Chương, 82 Điều được bố cục hợp lý, bao quát được cơ bản toàn diện hoạt động chăn nuôi, xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ môi trường chăn nuôi và quản lý chăn nuôi động vật bán hoang dã, động vật cảnh. 

Tham gia thảo luận, đại biểu Phạm Văn Tuân,  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát đối chiếu nội dung của dự thảo Luật với pháp luật có liên quan để chỉnh sửa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 

Ngoài ra, đại biểu đề nghị một số nội dung cụ thể như bổ sung trong dự thảo các khái niệm, sản phẩm liên quan đến chăn nuôi trong thực tế đã có nhưng chưa được quy định trong dự thảo như chủ vật nuôi, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi công nghệ cao, vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi sạch, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi gia trại,…; đề nghị bỏ quy định về trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để đảm bảo đơn giản hóa, không phát sinh thêm các thủ tục hành chính; về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận  đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại quy mô lớn đề nghị làm rõ cấp nào cấp giấy xác nhận cho loại hình chăn nuôi giống gốc, đàn hạt nhân…; về xử lý chất thải chăn nuôi: đây là vấn đề đang gây nhức nhối, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sức khỏe của nhân dân và môi trường, tuy nhiên quy định trong dự thảo còn rất chung chung đề nghị bổ sung cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của ngành nông nghiệp, ngành tài nguyên môi trường và chính quyền địa phương các cấp vào trong dự thảo luật; đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung như hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia hoặc việc di dời các trang trại,..để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án Luật khi được ban hành.

Vũ Sơn Tùng

(Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh)

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày