Chủ nhật, 12/05/2024, 16:57[GMT+7]

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi)

Thứ 3, 21/05/2019 | 16:25:40
930 lượt xem
Ngày làm việc thứ hai Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV, sáng 21/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình dự kỳ họp.

Audio: 210519_tin_quoc_hoi_mixdown.mp3

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã chỉnh lý có bố cục gồm 10 chương, 119 điều quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhà giáo, người học; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. 

Qua thảo luận, các đại biểu đều cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và thống nhất cho rằng, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh sửa khá toàn diện, khắc phục được nhiều bất cập, hạn chế mà các đại biểu Quốc hội, cử tri, nhân dân đã góp ý và đóng góp thêm nhiều nội dung để hoàn thiện dự thảo luật như các vấn đề về triết lý giáo dục, về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; về các loại cơ sở giáo dục; về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; về tiêu chuẩn chế độ của nhà giáo;... 

Các ý kiến phát biểu cũng cho rằng cùng với việc sửa đổi Luật Giáo dục, đề nghị Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo sớm có giải pháp tổ chức quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm, xây dựng mạng lưới các trường sư phạm trọng điểm; chuẩn hóa chương trình đào tạo sư phạm, quy định chặt chẽ về tuyển sinh, đào tạo sư phạm để bảo đảm chất lượng và số lượng theo yêu cầu; để nâng cao chất lượng, thu hút người giỏi, giới tri thức trẻ theo nghề sư phạm. Có chính sách đãi ngộ đối với đối tượng giáo viên đã có tuổi, không được đào tạo chính quy bài bản được nghỉ trước tuổi. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Kiến trúc. 

Dự án Luật Kiến trúc được chỉnh lý gồm 5 chương, 41 điều quy định về hoạt động kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. 

Các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung như về phạm vi điều chỉnh của Luật; về chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc và chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam; về quy định bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc và bảo tồn, khai thác công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa; về đối tượng, quy chế quản lý kiến trúc; về hội đồng tư vấn về kiến trúc; về thi tuyển và tuyển chọn phương án kiến trúc; về dịch vụ và phạm vi hành nghề, về chứng chỉ hành nghề kiến trúc; về mô hình kiến trúc sư trưởng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp trong hoạt động kiến trúc.

Vũ Sơn Tùng

(Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh)


Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày