Chủ nhật, 28/04/2024, 22:47[GMT+7]

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát "Không vì một người làm hại nhiều người trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản"

Thứ 2, 14/07/2014 | 21:32:23
688 lượt xem
Chiều ngày 14/7, tại hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành trong cả nước về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản, đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị đã yêu cầu các tỉnh, thành phố, ngành chức năng phải thực hiện quyết liệt, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm về ATTP, không vì một người sản xuất, kinh doanh mà làm hại nhiều người (người tiêu dùng). Đồng chí

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình. Ảnh: Minh Đức

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2014, các tỉnh, thành phố đã lấy 832 mẫu thủy sản nuôi để phân tích dư lượng các vi sinh vật, hóa chất độc hại, kết quả 4 mẫu có dư lượng hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép; lấy 363 mẫu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ để phân tích chỉ tiêu tảo độc, độc tố, Cadimi, kết quả 7 lượt mẫu tại các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... dương tính với Salmonella... Đặc biệt qua việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản và sản phẩm thủy sản có 42,54% cơ sở xếp loại C (không bảo đảm ATTP) được tái kiểm và tỷ lệ cơ sở tiếp tục xếp loại C là 62,34%. Đối với cơ sở trong chuỗi sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản có 21,83% cơ sở xếp loại C được tái kiểm và tỷ lệ cơ sở tiếp tục xếp loại C là 65,71%.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp xếp loại C được tái kiểm cũng còn thấp so với tổng số cơ sở xếp loại C và tỷ lệ cơ sở được nâng lên loại A, B rất thấp. Hầu hết các tỉnh chưa có biện pháp xử lý các cơ sở bị xếp loại C sau 2 lần kiểm tra, đồng thời chưa công khai kết quả xếp loại các cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những tồn tại, vướng mắc hiện nay là việc phân công, phân cấp trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm, thủy sản còn một số bất cập chưa phù hợp với phương thức quản lý ATTP theo chuỗi cung ứng thực phẩm. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật chưa được đẩy mạnh và chưa đa dạng...

Tại hội nghị, đồng chí Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không quản lý tốt ATTP nông, lâm, thủy sản sẽ gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy các ngành, địa phương phải tăng cường các biện pháp quản lý, tạo sự chuyển biến cả về chất và lượng. Trước mắt, từ nay đến hết năm 2014, các tỉnh, thành phố phải tập trung vào một số giải pháp trọng tâm để chỉ đạo, quản lý; mỗi địa phương chọn 2 - 3 sản phẩm có nguy cơ mất ATTP cao để thực hiện thí điểm một cách triệt để; tập trung triệt phá, xử lý tình trạng kinh doanh hàng giả, kém chất lượng...

Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đề án xây dựng và phát triển chuỗi thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Xử lý triệt để, dứt điểm, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở tái xếp loại C và công khai kết quả phân loại trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nguyên Bình

  • Từ khóa