Thứ 7, 27/04/2024, 04:35[GMT+7]

Kiểm tra tình hình nuôi trồng thủy sản tại hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy

Thứ 2, 11/09/2017 | 15:51:07
2,260 lượt xem
Sáng ngày 11/9, đồng chí Phạm Văn Xuyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra tình hình nuôi trồng thủy sản tại hai huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải.

Đồng chí Phạm Văn Xuyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh thăm, kiểm tra mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao tại xã Nam Thịnh (Tiền Hải).

Cùng đi có các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Năm 2017, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện Thái Thụy đạt 4.334ha, tăng 190ha so với năm 2016, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn đạt 1.295ha, diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ đạt 1.438ha, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt 1.600ha. Đến nay, toàn huyện đã có 28 hộ và 2 doanh nghiệp ở các xã Thái Thượng, Thụy Hà, Thái Nguyên, Thái Đô… áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao vào sản xuất. Thế mạnh của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao là có thể nuôi từ 1 - 4 vụ/năm, năng suất trung bình đạt từ 6 - 8 tấn/ha/vụ, cá biệt có những hộ đạt từ 12 - 14 tấn/ha/vụ; lợi nhuận bình quân đạt từ 2 - 3 tỷ đồng/ha/năm.

Cùng với huyện Thái Thụy, hiện nay mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao cũng đang được áp dụng tại xã Nam Thịnh (Tiền Hải) do Công ty Tổng hợp Hà Nội, Chi nhánh nuôi trồng thủy sản Nam Thịnh làm chủ đầu tư. Qua 2 vụ nuôi thử nghiệm, đến nay đã bước đầu cho thu hoạch, đạt hiệu quả kinh tế cao so với phương pháp nuôi truyền thống.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao tại xã Nam Thịnh (Tiền Hải) do Công ty Tổng hợp Hà Nội, Chi nhánh nuôi trồng thủy sản Nam Thịnh làm chủ đầu tư.

Sau khi kiểm tra tình hình thực tế, đồng chí Phạm Văn Xuyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự tìm tòi, học hỏi của các doanh nghiệp, cá nhân tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng đây là mô hình mới, hiệu quả kinh tế cao, cần được triển khai nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, những mô hình này có vốn đầu tư rất lớn nên người nuôi cần tìm hiểu kỹ về con giống, thức ăn và kỹ thuật nuôi trước khi áp dụng. Các địa phương hiện đã có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao cần tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất...

Phạm Hưng

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày