Dịch COVID-19 chưa qua, Ấn Độ, Bangladesh phải sơ tán hàng triệu dân vì siêu bão
Bầu trời Kolkata lúc 13h50 ngày 20-5 - Ảnh: Thời Báo Ấn Độ
Cơn bão này đang gây mưa lớn ở bờ biển Odisha (còn có tên khác là Orissa) và khu vực Gangetic, bang Tây Bengal, giáp ranh hai nước Ấn Độ và Bangladesh. Nó cũng đánh bật gốc cây và gây sạt lở ở nhiều nơi trên các đảo Digha và Hatiya ở Bangladesh. Mưa lớn cũng xảy ra trên diện rộng ở nhiều nơi trong ngày 19-5.
Ngoài khơi, bão Amphan có sức gió lên tới 240 - 265 km/giờ. Theo Thời Báo Ấn Độ, cơn bão đang di chuyển theo hướng bắc - tây bắc dọc bờ biển Tây Bengal-Bangladesh với tốc độ 26km/giờ, sức gió 155-165km/giờ.
Bão Amphan quật ngã cây ở Paradip, bang Odisha - Ảnh: Thời báo Ấn Độ
Ấn Độ và Bangladesh, mỗi nước đều sơ tán hàng triệu người trước khi bão đổ bộ vào vịnh Bengal. Riêng Bangladesh, đến sáng 20-5 đã sơ tán khoảng 2 triệu người.
Theo Thời Báo Ấn Độ, cơn siêu bão ập đến trong bối cảnh hàng chục ngàn người lao động đang trên đường rời khỏi các thành phố lớn về quê. Hiện Ấn Độ vẫn đang phong tỏa đất nước do dịch bệnh COVID-19.
Hiện tại, đường xe lửa đã ngừng hoạt động cho đến ngày 21-5.
Khẩn cấp sơ tán người dân tránh bão Amphan - Ảnh: Thời báo Ấn Độ
Cơ quan dự báo thời tiết Ấn Độ đăng tweet cho biết bão Amphan sẽ gây sạt lở từ chiều và tối nay theo giờ địa phương.
Theo BBC, dịch bệnh COVID-19 đã khiến công tác sơ tán người dân khó khăn hơn cho nhà chức trách.
Bên trong một khu sơ tán ở Ấn Độ cho người dân tránh bão Amphan - Ảnh: Thời báo Ấn Độ
Ấn Độ và Bangladesh đều trưng dụng trường học và trụ sở làm nơi lánh nạn tạm thời. Tuy nhiên, người dân đi sơ tán cũng phải giãn cách nên các địa phương này cần nhiều nhà lánh nạn hơn so với bình thường. Nhà chức trách cũng phát khẩu trang cho người dân.
Bang Tây Bengal của Ấn Độ là một trong những nơi cầm chắc sẽ bị bão tàn phá nặng nề. Cảnh sát ở đây cho biết nhiều người dân không muốn đi lánh nạn vì sợ nhiễm virus corona.
Bão Amphan là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất ở Ấn Độ trong hơn 20 năm qua. Năm 1999, một trận siêu bão đổ bộ vào vịnh Bengal làm hơn 9.000 người thiệt mạng.
Theo tuoitre.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết 15.01.2025 | 19:24 PM
- Làm chủ quá trình chuyển đổi số bằng doanh nghiệp công nghệ số 15.01.2025 | 19:30 PM
- Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 15.01.2025 | 19:30 PM
- Rực rỡ chào xuân 15.01.2025 | 19:30 PM
- Cách làm tóp mỡ 'đỉnh cao', chuyên nghiệp như người dân làng Triều Khúc 15.01.2025 | 19:30 PM
- Ngô nướng được coi là 'thần dược mùa đông' nhưng đại kỵ với những người này 15.01.2025 | 17:53 PM
- Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 15.01.2025 | 17:48 PM
- Tới 'Thủ phủ' hoa miền Tây những ngày giáp Tết 15.01.2025 | 17:48 PM
- Top 10 điểm đến nội địa và quốc tế được du khách Việt Nam ưa chuộng nhất năm 2024 15.01.2025 | 17:48 PM
- “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc 15.01.2025 | 17:48 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình