Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ
Công nhân tại một nhà máy của Mitsubishi ở Bekasi, tỉnh West Java, Indonesia - Ảnh: Reuters
Từ lâu doanh nghiệp và chính phủ nhiều nơi, bao gồm doanh nghiệp Mỹ, đã nhận ra bất lợi trong việc chuỗi cung ứng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã bộc lộ thực tế này rõ rệt hơn. Các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các nước Đông Nam Á, đang nỗ lực đón luồng dịch chuyển.
Indonesia tích cực tuyên truyền
Mới nhất, Nikkei Asian Review ngày 9-6 cho biết Indonesia đang đối thoại cùng Chính phủ Mỹ về khả năng di dời hoạt động của một số công ty Mỹ từ Trung Quốc đến Indonesia.
Bộ trưởng điều phối vấn đề hàng hải và đầu tư của Indonesia Luhut Panjaitan khẳng định Chính phủ Indonesia đã đề nghị dành một số vị trí trong các khu công nghiệp của nước này để công ty Mỹ chuyển sang.
Bất động sản cho sản xuất này bao gồm Khu công nghiệp Kendal tại Central Java - một đặc khu kinh tế với nhiều ưu đãi thuế. Một đề cử khác của Indonesia là Khu công nghiệp Brebes, một trong 89 dự án ưu tiên quốc gia do chính Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo lựa chọn phát triển.
Ông Panjaitan cho biết khoảng 20 công ty đã "tỏ ra quan tâm" đến việc chuyển đến Indonesia. Một người phát ngôn cùng bộ nói thêm rằng ông Panjaitan đã tổ chức đối thoại cùng các giám đốc điều hành thuộc Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (IDFC), một cơ quan chính phủ, sau "cuộc đối thoại giữa ông Jokowi và ông Trump".
Đây là diễn biến mới nhất trong một chuỗi thông tin về chuyện Indonesia tích cực đàm phán và chuẩn bị cho việc đón các công ty Mỹ. Ông Panjaitan cũng chính là người xuất hiện trong bản tin về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump "quyết định chuyển 27 nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia" sau cuộc điện đàm với ông Jokowi hồi tháng 4.
Đến nay, thông tin về 27 nhà máy nêu trên vẫn chưa chính thức, hầu như không xuất hiện thêm lần nào trên báo chí quốc tế. Tuy nhiên, đó cũng là một biểu hiện cho thấy Indonesia đang khá quyết tâm tuyên truyền về thiện chí mời chào các nhà đầu tư của nước này.
Malaysia, Thái Lan có thế mạnh gì?
Malaysia gần đây cũng rà soát, định hướng để đón sóng đầu tư. Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) được biết đang nhận diện các công ty Nhật Bản tiềm năng chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang đầu tư ở Malaysia sau COVID-19. Bộ trưởng Mohahem Azmin Ali khẳng định Malaysia có thể cung cấp cơ sở hạ tầng tốt nhất, một nền chính trị vững vàng và lực lượng lao động tay nghề cao.
Theo ông Azmin, Malaysia sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, vì đây là nhóm ngành tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn cho lao động địa phương. Hiện nay Malaysia có những chương trình ưu đãi cho đầu tư công nghệ cao để thu hút FDI, đơn cử là Khu vực thương mại tự do kỹ thuật số (DFTZ), cho phép nhà đầu tư khai thác khả năng thương mại và hậu cần xuyên biên giới.
Những ưu đãi khác như giảm thuế cũng được áp dụng cho các nhóm ngành then chốt, nhằm tận dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật để thúc đẩy tăng trưởng điện tử.
Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể, chủ yếu dựa vào nền kinh tế mở với ít thuế quan và ít giới hạn số lượng nhập khẩu. Ngoài ra, quốc gia này còn có hệ thống doanh nghiệp tự do, ít bị chính phủ can thiệp. Điều đó giúp Thái Lan trở thành một trung tâm sản xuất được mệnh danh là "Detroit của châu Á". Nhưng vấn đề của người Thái lúc này là tham vọng lớn hơn: thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Chính vì vậy, trong một cuộc trao đổi trên Bangkok Post giữa tháng 5, CEO của Công ty năng lượng tái tạo Energy Absolute - ông Somphote Ahunai, khẳng định Thái Lan không còn lệ thuộc nặng nề vào FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài).
Vì vậy, theo ông Ahunai, Thái Lan có thể xử lý bằng cách tập trung vào mô hình sản xuất công nghệ gốc (OTM), để nâng cao giá trị gia tăng và đồng lương công nhân, thay vì kiếm rất ít bằng sức lao động trong mô hình sản xuất thiết bị gốc (OEM), vốn là thế mạnh trước đây của người Thái ở một số lĩnh vực sản xuất máy móc và linh kiện điện tử.
Không cải thiện có thể vuột mất cơ hội Trong khi Indonesia đang công khai các nỗ lực đón công ty Mỹ, Nikkei phân tích rằng nước này còn khá nhiều vấn đề cần cải thiện. Đầu tiên là lịch sử khó khăn trong việc thu hút FDI. Cụ thể FDI chỉ bằng khoảng 1,8% GDP năm 2018 của Indonesia, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Ngân hàng Thế giới năm ngoái đã tư vấn riêng với Tổng thống Widodo rằng Indonesia nếu không cải thiện có thể "bị bỏ lại". Ngay cả khi đại dịch bùng phát trong năm 2020 đang đẩy nhanh quá trình dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Citigroup vẫn nhận định rằng Indonesia có thể vuột mất thời cơ. "Các nền kinh tế có khả năng hưởng lợi từ việc đa dạng hóa về địa lý là những nơi có độ tương đồng với Trung Quốc về xuất khẩu cao hơn. Vì thế cũng là những nơi đã có chuỗi cung ứng sẵn. Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan sẽ là những nền kinh tế hưởng lợi ở giai đoạn gần", báo cáo mới đây của Citigroup nhận định. |
Theo tuoitre.vn
Tin cùng chuyên mục
- Tai nạn nghiêm trọng ở Sân bay quốc tế Manila: Ô tô lao vào giữa nhà ga khiến trẻ 4 tuổi thiệt mạng 04.05.2025 | 19:19 PM
- Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh 04.05.2025 | 19:19 PM
- Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình 04.05.2025 | 19:20 PM
- 5 việc nên làm để hồi phục cơ thể sau kỳ nghỉ lễ dài ngày 04.05.2025 | 17:06 PM
- Hỗ trợ tiền ăn trưa cho nhà trẻ bán trú từ 1/5/2025 04.05.2025 | 17:06 PM
- Người lao động còn được nghỉ 4 ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 04.05.2025 | 17:06 PM
- Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 04.05.2025 | 17:08 PM
- Gỡ rào cản trên con đường phát triển bền vững 04.05.2025 | 17:05 PM
- Người Việt Nam tại Nhật Bản hòa cùng tình yêu quê hương, đất nước 04.05.2025 | 16:23 PM
- Các đội bóng Ngoại hạng Anh cần bao nhiêu điểm để vào top 5? 04.05.2025 | 17:08 PM
Xem tin theo ngày
-
Khai mạc tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị khai mạc Tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ thành phố Thái Bình
- Thái Bình lựa chọn được nhà thầu xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình với vốn đầu tư 19.784 tỷ đồng
- Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tỉnh Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 65 năm kết nghĩa Trà Vinh - Thái Bình
- Đoàn công tác tỉnh Thái Bình thăm Trường THCS Thái Bình tại huyện Càng Long
- Lãnh đạo 2 tỉnh Trà Vinh - Thái Bình dâng hương, dâng hoa tưởng niệm tại Đền thờ Bác Hồ, Nghĩa trang liệt sĩ và Bia chiến thắng tỉnh Trà Vinh
- Họp mặt giao lưu Trà Vinh - Thái Bình “Thủy chung son sắt - thắm đượm nghĩa tình”