Truyền kỳ cổ tự
Truyền ngôn: “sứ Sâm” (Hoàng giáp Nguyễn Tông Quai (1692 - 1767) còn gọi là Tông Khuê, quê làng Sâm, xã Phúc Khê, huyện Ngự Thiên nay là làng Sâm, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà sau khi đi sứ nhà Thanh về được vua ban thưởng cho xây dinh thự ở Ngự Thiên. Một lần sứ Sâm cưỡi ngựa thăm thú vùng đất để chọn xây dinh thự, đến khu vực chùa Nội (nay là thôn Ngô Quyền, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà) thấy đất nơi này cao ráo, cây cối tốt tươi, nhân khang, vật thịnh liền có ý định “cắm” đất xây dinh thự…
Sử cũ ghi, Nguyễn Tông Quai hiệu là Thư Hiên, đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái năm thứ 2 (1721) nổi danh khoa cử được sung chức ở Hàn lâm viện Thừa chính sứ Kinh Bắc, Đốc đồng Tuyên Quang. Năm 1734, được cử đi tiếp sứ giả nhà Thanh sang phong vương. Năm 1742, được cử làm Phó sứ đi sứ nhà Thanh, cuộc đi sứ 3 năm với nhiều trắc trở, gian nan nhưng ông đã làm vẻ vang cho quốc gia Đại Việt. Năm 1745, ông được thăng Hình Bộ Tả thị lang, tước Ngọ Đình hầu. Năm 1748, được cử làm Chánh sứ sứ bộ sang nhà Thanh lần thứ hai.
Trải bao đời, “lai lịch” xây dựng Thọ Khê tự (còn gọi là chùa Nội), xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà cho đến nay vẫn còn là ẩn số, không tìm thấy văn bản nào ghi chép, chỉ biết rằng đến khi “sứ Sâm” Nguyễn Tông Quai được triều đình nhà Lê khen thưởng, ban cho xây dinh thự ở quê sau hai lần đi sứ nhà Thanh (khoảng sau năm 1750), khi chuyển gỗ từ cửa Đào Thành về, ông cho gửi trong chùa Nội. Dân làng sợ mất đất của làng nên kiến nghị các bậc cao niên bàn cách ngăn không cho “cụ nghè” xây dinh thự ở đây. Đêm đến, dân làng cho thợ mộc cắt ngắn một số lượng gỗ của cụ. Nhân có chuyến vi hành của vua Lê Hiến Tông (1740 - 1786) về Ngự Thiên, thuyền ngự ở cửa Đào Thành, bô lão trong làng kéo đến tâu với vua “Sứ Sâm hà hiếp dân làng”. Vua cho quan Ngự sử điều tra, xét xử. Khi hỏi cụ nghè “gỗ có bao nhiêu”, cụ nghè “ớ người” vì không nhớ, chỉ nhớ gỗ được bào, đục đẽo, chạm trổ công phu, dài đều nhau. Vua cho xem xét thì thấy gỗ có chạm trổ, đục đẽo cẩn thận nhưng hiềm một nỗi cây dài, cây ngắn, vua xử “sứ Sâm” thua kiện. Dân làng Nội bỗng dưng được rất nhiều gỗ để sửa chùa. Nhưng vì gỗ bị cắt ngắn nên không thể dựng chùa cao được, đành phải dựng chùa thấp. Cũng vì thế mà chùa trở lên nổi tiếng vì... quá thấp. Đất làng Nội cũng vì vậy mà giữ được đất nguyên vẹn.
Thực hư về việc “sứ Sâm” mất gỗ làm dinh thự và “cao kế” của các bậc “đại lão” làng Nội “lấy” được số gỗ của “sứ Sâm” sửa chùa lưu truyền trong dân gian đời nọ nối đời kia cho đến nay vẫn chưa lời giải đáp. Một nguồn khảo luận khác cho rằng thân phụ Nguyễn Tông Quai làm nghề trông coi chùa, tuy nhiên không thấy thư tịch cổ ghi chép thân phụ Nguyễn Tông Quai trông coi chùa nào. Có một số bậc cao niên cho rằng “cụ” từng “trông nom, coi sóc” chùa Thọ Khê. Thọ Khê tự (chùa Nội) được xây dựng trên khu đất phía Nam của làng Nội, theo các bậc cao niên đây là nơi hội tụ khí thiêng của trời đất. Trước cửa chùa có dòng nước uốn lượn, bao quanh, “nội tự” có ao và giếng nước trong mát. Trong chùa có bức đại tự “Vạn Đức Viên Minh” sơn son, thếp vàng treo chính giữa tòa đại bái. Nơi thờ Phật có bức đại tự “Lưu ly điện thượng” đại ý nơi này vua đã từng đến. Hai bên có đôi câu đối “Nguy nguy bảo khí ngọc luân chung” và “Ước ước kim dung liên tọa thượng”. Đó hẳn là những gợi ý sâu xa về sự tích Thọ Khê tự. Nghiên cứu của các sử gia cho thấy, đối với Đại Việt những chuyến đi sứ là tâm huyết và công sức của “vua tôi”, cũng vì thế mà kết quả của mỗi chuyến đi sứ được ví như một chiến công lớn với những trọng thưởng hậu hĩnh của triều đình. Dặm trường đi sứ năm 1742 của Nguyễn Tông Quai (Khuê) trên đất Trung Hoa dựa theo bản sứ đồ của Đại Việt và bản đồ hành chính của Trung Quốc với sự tham khảo về lịch sử và thứ tự các địa danh được nhắc đến trong tập thơ “Sứ Hoa tùng vịnh” của ông đều thể hiện đúng thứ tự hành trình đoàn sứ bộ đi qua chính xác và hết sức sinh động qua câu thơ: “Viên Minh diện giá mai phong hiểu/Tây trực hồi chiêm thiên nhật chiếu/Ngọ môn bái tứ công sự hoàn/Cừu mã thư từ tùng cố đạo”. Tạm dịch: “Vườn Viên Minh được diện kiến vua vào sáng sớm/Cửa chính tây ngắm ánh mặt trời soi/Từ biệt ở Ngọ môn việc công đã xong/Áo cừu xe ngựa ung dung theo đường cũ”. Rất có thể chữ “Viên Minh” trong bức đại tự “Vạn Đức Viên Minh” treo chính giữa tòa đại bái Thọ Khê tự là cách “chơi chữ” hàm ý của triều đình Đại Việt muốn ghi công lao hai lần đi sứ làm rạng danh nước Việt của “sứ Sâm” lưu tại cổ tự linh thiêng có liên quan đến việc “mất gỗ” xây dinh thự để sửa chùa này chăng?
Ngoài ra, trong chùa Thọ Khê còn hai bức hoành phi: “Canh Tý niên tân tạo”, “Kiền nguyên hanh lợi trinh” và chuông chùa ghi: “Minh Mệnh thập thất niên”; “Đại Nam quốc, Hưng An tỉnh, Tiên Hưng phủ, Hưng Nhân huyện, Phú Khê xã, Bảo Nguyên thôn”; “Hương lão công hội chủ công đức công thôn”. Theo các bậc cao niên, Canh Tý niên (1780) tân tạo (xây mới) nghĩa là 17 năm sau khi cụ “sứ Sâm” mất, Thọ Khê cổ tự được xây dựng, một vài ý kiến không đồng thuận với suy luận cho rằng Canh Tý (1780) mới dựng chùa? Có ý kiến cho rằng, thời “sứ Sâm” làm quan triều Lê - Trịnh, dân chúng nghèo khổ không có tiền xây chùa vì thế chùa được xây dựng từ thời xa xưa, đến năm 1840 (Minh Mệnh thập thất niên) mới tu sửa nâng cấp. Thời Gia Long thứ 7 (1808), làng Nội đã thuộc huyện Hưng Nhân. Năm 1894, Hưng Nhân tách khỏi Hưng Yên sáp nhập vào tỉnh Thái Bình. Một số ý kiến cho rằng chùa được xây dựng từ năm 1837 đến năm 1840 hoàn thành. 100 năm sau, vào năm “Bảo Đại thập tứ niên, thu nguyệt cát nhật” lượng thời tu tạo. Vượt lên sự “xói mòn” của thời gian là kiến trúc chạm lõng, bong kênh các xà đỡ, cột trụ, hiên bảy… Gian thượng điện hai bên kèo có hình con Lân kê kèo sối. Mô tả lân nhìn xuống tiền đường và ở ngoài nóc chùa cũng đắp hai con lân nhìn xuống sân chùa. Các đấu trụ, khoang đèn chạm lõng hoa sen và dải mây bay. Một nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc của chùa Thọ Khê duy chỉ có chạm khắc rồng - phượng. Rồng có nét đặc trưng riêng như miệng lang, tai thú, sừng nai, trán lạc đà, thân rắn, vảy cá chép, móng chim ưng, chân cá sấu, thân dài nổi lên với đao dài lượn sóng, đuôi ngắn xoắn lại. Phượng được chạm khắc mỏ diều hâu, tóc chim trĩ, vảy cá chép, móng chim ưng, đuôi công. Rồng mang yếu tố dương, phượng mang yếu tố âm thể hiện lưỡng cực giao hòa. Âm dương bình hòa nghĩa là đất yên vui.
Tương truyền, hậu làm quan nhà Lê Trung Hưng, Nguyễn Tông Quai (mệnh danh là Nghè Sâm) có công lớn với đất nước Đại Việt sau hai lần đi sứ, làm rạng danh vương triều nên khi trở về nước, ông được triều đình luận công, ban thưởng, cho phép về quê xây dinh thự. Nghè Sâm đi ngang qua thôn Bảo Nguyên (làng Nội, làng Lường), thấy khu đất hình rồng, mạch nước uốn lượn chín khúc nên định cắm đất xây dinh thự, nhưng dân làng phản đối. Sự việc không thành, nghè Sâm đành cho người chở gỗ về chùa gửi. Dân làng thấy có nhiều gỗ quý liền lập mưu lấy để sửa chùa. Chỉ là truyền ngôn, câu chuyện đó thực hư ra sao vẫn chưa có lời giải. Hiện tại, Thọ Khê tự (hay Phúc Nguyên tự…) được kiến tạo theo phong cách kiến trúc chùa Việt thế kỷ XVIII.
Ông Vũ Đức Thơm, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Có nhiều giai thoại về cụ Nguyễn Tông Quai (có sách ghi là Khuê) với dân làng Nội, đặc biệt đối với chùa Thọ Khê. Dân gian trong vùng kính trọng gọi cụ là cụ “sứ Sâm”. Giai thoại về làng Sâm thuộc xã Hòa Tiến gắn với tên tuổi cụ sứ Sâm. Năm Duy Tân thứ 3, xã Phú Khê đổi tên thành Thọ Khê. Chùa Nội cũng đổi thành Thọ Khê tự. Ông Nguyễn Văn Phóng, trưởng dòng tộc Nguyễn, thủ nhang từ đường Nguyễn Tông Quai (Khuê), làng Sâm, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà Không dựng được dinh thự ở làng Nội, cụ tôi đành về làng Phú Lâm (nay là làng Sâm) dựng dinh. Gọi là dinh nhưng thực chất là trường dạy học của cụ. Tam nguyên Diên Hà Lê Quý Đôn là học trò xuất sắc của cụ. Ông Nguyễn Trọng Mạnh, thủ nhang chùa Thọ Khê, thôn Ngô Quyền, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà Cách đây gần 20 năm, tôi về chùa xin làm việc tự nguyên trông coi, giữ hương đăng cho chùa, lúc ấy đất chùa đã bị thu hẹp, nhiều hạng mục của chùa xuống cấp nghiêm trọng. Phật tử và nhân dân trong làng ngoài xã đã công đức tu tạo, mở rộng không gian chùa, nạo vét ao chùa và gìn giữ nét đẹp ngôi cổ tự. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Kết quả bàn thắng Bayern Munich vs Augsburg: 3-0 (Vòng 11 Bundesliga 2024/25) 23.11.2024 | 08:23 AM
- Kết quả bàn thắng PSG vs Toulouse: 3-0 (Vòng 12 Ligue 1 mùa giải 2024/25) 23.11.2024 | 08:23 AM
- Kỷ niệm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11Phát huy vai trò của tổ chức xã hội nhân đạo 23.11.2024 | 08:23 AM
- Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát 23.11.2024 | 08:24 AM
- Cách làm càng ghẹ rang me siêu ngon tại nhà 22.11.2024 | 19:07 PM
- Kiến Xương: Tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2024 22.11.2024 | 19:04 PM
- Thành phố: Tăng cường bảo đảm trật tự xây dựng, trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường 22.11.2024 | 19:06 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh