Hỏi đáp về pháp luật phòng, chống mua bán người (Tiếp theo)
14. Luật Phòng, chống mua bán người quy định việc giải quyết tin báo, tố giác, tố cáo hành vi vi phạm như thế nào?
Trả lời:
Việc giải quyết tin báo, tố giác, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được quy định tại:
(1) Việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm mua bán người được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:
Theo Điều 103, Bộ luật Tố tụng hình sự:
- Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
(2) Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được thực hiện theo pháp luật về tố cáo, cụ thể:
Theo Điều 65, 66, Luật Khiếu nại tố cáo:
- Điều 65: Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.
- Điều 66: Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
15. Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được quy định như thế nào?
Trả lời:
Do Bộ luật Hình sự năm 2015 và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định tương đối đầy đủ và cụ thể về việc xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người nên Điều 23, Luật Phòng, chống mua bán người chỉ quy định mang tính nguyên tắc về việc xử lý hành vi này kèm theo viện dẫn sang các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Cụ thể như sau:
(1) Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(2) Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng, xử lý không đúng hoặc không xử lý hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(3) Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ đã nhận.
16. Đề nghị cho biết nạn nhân bị mua bán người có được hỗ trợ gì không?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người, về cơ bản nạn nhân của tội mua bán người sẽ được hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu trong trường hợp cần thiết như: được bố trí chỗ ở tạm thời nếu nạn nhân không có chỗ ở; được hỗ trợ về ăn, mặc nếu thiếu thức ăn, quần áo; được hỗ trợ trở về nơi cư trú...
Khoản 1, Điều 32, Luật Phòng, chống mua bán người quy định 6 chế độ hỗ trợ nạn nhân gồm: Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; Hỗ trợ y tế; Hỗ trợ tâm lý; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ văn hóa, học nghề; Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
Lê Thủy
(Sở Tư pháp)
Tin cùng chuyên mục
- GDP quý I tăng 6,93% 06.04.2025 | 22:11 PM
- Xả trạm thu phí nếu xảy ra ùn tắc dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 06.04.2025 | 22:11 PM
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc học sinh THCS, THPT học 2 buổi/ngày 06.04.2025 | 22:13 PM
- Đề nghị người dân không lên khu vực núi Nghĩa Lĩnh trước 9h sáng ngày Giỗ Tổ 06.04.2025 | 22:15 PM
- Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone tại Lào 06.04.2025 | 22:19 PM
- Hành động mạnh mẽ hơn nữa để cùng xây dựng một thế giới công bằng, thịnh vượng, bền vững 06.04.2025 | 22:21 PM
- Người dân cả nước hướng về Đền Hùng 06.04.2025 | 22:20 PM
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva 06.04.2025 | 16:58 PM
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên 06.04.2025 | 17:01 PM
- Các thế hệ lãnh đạo của Lào ghi nhớ lời dặn của cố Chủ tịch Khamtay Siphandone 06.04.2025 | 17:06 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva
- Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên
- Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam