Đẩy nhanh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 bằng huyết tương
Huyết tương do bệnh nhân mắc COVID-19 hồi phục hiến tặng tại trung tâm huyết học ở Ngân Xuyên, Khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc, ngày 1/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ủy ban châu Âu (EC) đã mời các cơ quan huyết học - truyền máu quốc gia đăng ký nhận tài trợ khẩn cấp trước ngày 10/7 nhằm giúp họ thu thập thêm nhiều huyết tương từ những bệnh nhân mắc COVID-19 đang trong giai đoạn phục hồi.
Phương pháp này đang được nghiên cứu như một cách chính thức để ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới chưa điều chế được vaccine để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Tháng 4 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức ra khuyến cáo về phương pháp truyền huyết tương của người đã mắc COVID-19 đang trong giai đoạn hồi phục cho những bệnh nhân mới mắc đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo WHO, từ thế kỷ trước, giải pháp tạo miễn dịch thụ động đã được áp dụng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở người. Huyết tương của bệnh nhân ở giai đoạn phục hồi là lựa chọn điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết Argentina.
Các nhà khoa học Đan Mạch đang đợi nhà chức trách cho phép thử nghiệm Remdesivir giai đoạn 1, có thể bắt đầu vào tháng 6. Ảnh: Reuters
Những năm gần đây, liệu pháp này cũng được sử dụng để điều tị cho bệnh nhân mắc Ebola, SARS, MERS và cúm H1N1. Tuy nhiên, không phải tất cả các thử nghiệm lâm sàng này đều cho những kết quả khả quan. Trong cuộc chiến chống virus Ebola, việc sử dụng huyết tương từ người khỏi bệnh lại không cho thấy hiệu quả.
Đối với dịch COVID-19, kinh nghiệm về việc sử dụng giải pháp điều trị này vẫn còn hạn chế, song những kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy giải pháp tiềm năng. Phương pháp này cũng đang được nghiên cứu như một cách thức để ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2, khi các kháng thể được chiết xuất từ huyết tương người khỏi bệnh có thể được truyền sang để nâng cao hệ miễn dịch của những người dễ bị tổn thương. Đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới chưa điều chế được vaccine ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Blue Origin chở 6 hành khách lên rìa vũ trụ 01.07.2025 | 17:38 PM
- Perplexity - startup AI được Meta và Apple để mắt 01.07.2025 | 20:50 PM
- Những điểm nhấn AI nửa đầu 2025 01.07.2025 | 17:38 PM
- Màng bong bóng sản xuất nước uống trên sa mạc 01.07.2025 | 17:37 PM
- Ngày đầu vận hành chính thức chính quyền địa phương hai cấp 01.07.2025 | 17:27 PM
- Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam giảm xuống mức 48,9 điểm 01.07.2025 | 20:51 PM
- Tin dự báo mưa dông diện rộng tại Hưng Yên 01.07.2025 | 17:12 PM
- Robot chào đón, hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính 01.07.2025 | 17:37 PM
- Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Thủ tướng Tây Ban Nha, thăm Nhà máy Airbus 01.07.2025 | 17:13 PM
- Việt Nam luôn coi trọng quan hệ, hợp tác với Cộng hòa Yemen 01.07.2025 | 17:37 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
- 26 tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025 được trao thưởng