Nga khẳng định cơ sở khoa học về vaccine COVID-19
Nga công bố vaccine COVID-19 ngày 11/8, sớm nhất trên thế giới. Ảnh: TASS
Ngày 11/8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người. Trong khi có những ý kiến nghi ngại về việc Nga đã đốt cháy giai đoạn thử nghiệm vaccine và việc này có thể làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn, thì các nhà nghiên cứu Nga đã khẳng định, họ có cơ sở khoa học để nhanh chóng đăng ký cấp phép vaccine ngừa COVID-19.
Chuyên gia Nga khẳng định về quá trình nghiên cứu và sản xuất vaccine Sputnik-V. Theo Giáo sư Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh Gamaleya, nơi đã và đang điều chế vaccine Gam-COVID-Vac (Sputnik V) vừa được cấp phép, thì khái niệm "tốc độ nhanh" mà báo giới phương Tây đang chỉ trích chỉ mang tính chất tương đối, còn tùy vào cách tính thời điểm xuất phát.
Trên thực tế, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu công nghệ này từ 25 năm trước, đã tạo ra 3 đến 4 loại vaccine trên cơ sở này.
Từ năm 2014, các chuyên gia Nga đã tạo ra vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết Ebola và 2 biến thể khác của vaccine này trong 15 tháng, với các cuộc thực nghiệm ở châu Phi. Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, vaccine ngăn ngừa virus Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông là MERS cũng gần như đã được hoàn thành. Có nghĩa là ở thời điểm đó, để tạo ra một loại vaccine chống virus corona chỉ cần chèn thêm một trình tự khác vào vector như một cách thức "vận chuyển" vật liệu di truyền vào tế bào, nó tương đồng đến 80% với vaccine đã được thử nghiệm.
Đồng thời khi đó cũng đã có hơn 220 người Nga được tiêm thử nghiệm vaccine MERS và cho kết quả an toàn. Tất cả điều này cho phép các nhà khoa học Nga lặp lại những gì đã được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể, để tạo ra vaccine phòng ngừa COVID-19.
Cũng theo Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Gamaleya, lúc này là bắt đầu giai đoạn nghiên cứu vaccine sau khi đăng ký, với một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là nghiên cứu khả năng sử dụng vaccine về mặt an toàn và khả năng sinh miễn dịch đối với nhóm người cao tuổi và trẻ em, mỗi giai đoạn mất ít nhất 3 đến 4 tháng.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Hiệp Hòa: Khắc ghi lời Bác dạy 17.05.2025 | 06:48 AM
- Nâng cao nhận thức cho người dân về phân loại, xử lý rác thải tại nguồn 17.05.2025 | 06:48 AM
- Điện lực Thái Thụy: Bảo đảm cung ứng điện mùa nắng nóng 17.05.2025 | 06:48 AM
- Những người bắc nhịp cầu việc làm 17.05.2025 | 06:48 AM
- Tuyển nữ Việt Nam thua đậm CLB Đức 17.05.2025 | 06:50 AM
- Man Utd thua Chelsea dù dùng đội hình mạnh nhất 17.05.2025 | 06:50 AM
- Mỹ ghi nhận trên 1.000 ca mắc sởi, 11 bang bùng phát dịch 17.05.2025 | 06:49 AM
- Nga công bố kết quả đàm phán với Ukraine 17.05.2025 | 06:49 AM
- 30 gian hàng tham gia chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại huyện Kiến Xương 17.05.2025 | 05:12 AM
- Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm và ra mắt ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 16.05.2025 | 21:39 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát