Dịch COVID-19 sáng 25-8: WHO thận trọng về sử dụng huyết tương để điều trị
Cập nhật số liệu COVID-19 toàn cầu sáng 25-8
Toàn cầu: 23,7 triệu ca nhiễm và 16,3 triệu ca hồi phục
Theo cập nhật của trang Worldometers sáng 25-8, trên toàn cầu đã ghi nhận tổng cộng 23,7 triệu ca bệnh COVID-19, trong đó có hơn 815.000 ca tử vong hơn 16,3 triệu ca đã khỏi bệnh.
Ba nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm vẫn là Mỹ, Brazil và Ấn Độ, với lần lượt hơn 5,9 triệu, 3,6 triệu và 3,1 triệu ca nhiễm. Ba nước này cũng đứng đầu về số ca hồi phục, với Mỹ có 3,2 triệu ca, Brazil có 2,7 triệu và Ấn Độ có 2,4 triệu.
Việt Nam đang nằm ngoài nhóm 150 quốc gia/vùng lãnh thổ có số ca nhiễm cao nhất toàn cầu.
WHO thận trọng về sử dụng huyết tương
Ngày 24-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ thận trọng về việc tán thành sử dụng huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục để chữa trị cho người đang nhiễm bệnh. WHO nói rằng bằng chứng cho thấy cách làm này hiệu quả vẫn còn ở mức "chất lượng thấp", thậm chí khi Mỹ đã cho phép dùng các liệu pháp như vậy.
Cuối tuần trước, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép khẩn cấp sử dụng liệu pháp trên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đổ lỗi cho cơ quan này về cản trở việc triển khai vắc xin và các liệu pháp vì lý do chính trị.
Công nghệ này gồm sử dụng huyết tương giàu kháng thể từ các bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục và dùng huyết tương này cho các ca nhiễm vẫn còn đang dương tính với hi vọng họ sẽ hồi phục nhanh hơn.
Bà Soumya Swaminathan, một nhà khoa học hàng đầu tại WHO, nói rằng chỉ một vài cuộc thử nghiệm lâm sàng về huyết tương của người đã hồi phục mang lại kết quả, và ít nhất cho đến lúc này vẫn chưa đủ thuyết phục để tán thành sử dụng cách trên một liệu pháp thực nghiệm.
Bằng chứng vẫn còn mâu thuẫn: Chẳng hạn một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy huyết tương của người hồi phục đã không tạo ra sự khác biệt gì ở bệnh nhân đang điều trị, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy nó có thể làm giảm nguy cơ tử vong.
Cố vấn cao cấp Bruce Aylward của WHO nói thêm ngoài tính hiệu quả của huyết tương, cũng có các nguy cơ về an toàn phải được xem xét lại. Người này cho biết "có nhiều tác dụng phụ" từ sốt nhẹ cho tới bị tổn thương phổi nghiêm trọng. "Vì lý do đó, thử nghiệm lâm sàng là vô cùng quan trọng" - Aylward nói.
Một người đàn ông cho lạc đà không bướu ăn vào ngày đầu tiên mở lại sở thú Giza ở ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập hôm 24-8 - Ảnh: REUTERS
Trẻ em Mexico đến trường thông qua... tivi
Ngày 24-8, hàng chục triệu trẻ em Mexico đã bắt đầu một năm học mới với các bài học được dạy thông qua tivi. Đây là một thí nghiệm được tổ chức khắp cả nước về việc học tập từ xa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo Hãng tin AFP, chính phủ Mexico đã hợp tác với 4 đài truyền hình tư nhân để phát các bài học trên khắp quốc gia Mỹ Latinh này.
Theo kế hoạch, khoảng 30 triệu học sinh tại các trường công, với độ tuổi từ 4-18, sẽ học qua tivi cho đến khi tình hình đủ cải thiện để các em quay lại lớp học. Các lớp học trực diện đã ngưng tại Mexico kể từ tháng 3.
Hong Kong phát hiện ca tái nhiễm sau 4 tháng
Các nhà nghiên cứu ở Hong Kong cho biết họ đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 tái nhiễm đầu tiên, cụ thể là một người đàn ông 33 tuổi. Người này tái nhiễm sau khi lần đầu tiên mắc COVID-19 cách đây hơn 4 tháng.
Người này đã khỏi bệnh và được xuất viện hồi tháng 4. Tuy nhiên, ông tiếp tục dương tính với virus corona chủng mới lần nữa sau khi quay về Hong Kong từ Tây Ban Nha và có đi qua Vương quốc Anh.
Bệnh nhân dường như vẫn khỏe mạnh. Ông bị nhiễm một chủng virus corona khác với chủng ông bị mắc trước đây, đồng thời không cho thấy triệu chứng trong lần nhiễm thứ hai. "Đây là ghi nhận đầu tiên trên thế giới về một bệnh nhân đã khỏi COVID-19 nhưng sau đó vẫn mắc COVID-19 thêm lần nữa" - các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong ngày 24-8 nói rằng phát hiện của họ cho thấy dịch bệnh này có thể sẽ tiếp tục lây lan trên toàn cầu thậm chí nếu phát triển đủ miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, bác sĩ Kai-Wang To, một trong các tác giả của nghiên cứu, nói với hãng tin Reuters: "Phát hiện này không có nghĩa việc tiêm vắc xin sẽ vô ích. Miễn dịch được tạo ra do tiêm vắc xin có thể khác với miễn dịch được tạo ra do lây nhiễm tự nhiên. Chúng ta cần đợi kết quả của các cuộc thử nghiệm vắc xin để xem vắc xin hiệu quả ra sao".
Theo tuoitre.vn
Tin cùng chuyên mục
- Gặp mặt, chúc tết lưu học sinh các nước đang theo học tại Thái Bình 16.01.2025 | 20:32 PM
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI 16.01.2025 | 20:36 PM
- Nguyên nhân khiến tóc bạc sớm và cách khắc phục 16.01.2025 | 20:09 PM
- Có một biển xanh nơi đại ngàn Tây Bắc 16.01.2025 | 19:16 PM
- Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 16.01.2025 | 19:16 PM
- Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước 16.01.2025 | 19:03 PM
- Triển khai nhiệm vụ công tác báo chí, xuất bản năm 2025 16.01.2025 | 19:16 PM
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy 16.01.2025 | 19:03 PM
- Đông Hưng: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 16.01.2025 | 18:25 PM
- Trao quà cho cựu thanh niên xung phong, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn 16.01.2025 | 18:34 PM
Xem tin theo ngày
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động huyện Vũ Thư
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy