Thứ 6, 22/11/2024, 20:34[GMT+7]

Những ứng cử viên sáng giá thay thế Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo

Thứ 7, 29/08/2020 | 09:56:47
2,851 lượt xem
Khi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ chức do những vấn đề liên quan đến sức khỏe, Thủ tướng tiếp theo có thể vận hành mọi chính sách mà không cần thay đổi gì nhiều.

Thủ tướng Abe Shinzo nêu tên 4 ứng viên trung thành và là những người kế vị tiềm năng. Ảnh: Nikkei.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2020, ông Abe Shinzo đã chủ định nới lỏng chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ và chính sách tài chính linh hoạt để vực dậy nền kinh tế- gói kích thích kinh tế mang tên "Abenomics". Ông cũng đã làm việc để xây dựng một khế ước cá nhân với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi cùng lúc tìm kiếm mối quan hệ thuận lợi hơn với đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.

Một trong những lý do khiến ông Abe trở thành Thủ tướng cầm quyền lâu nhất Nhật Bản là không có những quan điểm bất đồng trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Một vài ứng cử viên tiềm năng có thể "kín tiếng" trong khi ông Abe tại nhiệm, song khả năng cao là việc quản lý nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ mang tính kế thừa.

Hiroshi Miyazaki - nhà kinh tế giàu kinh nghiệm tại Công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ Morgan Stanley - nói: "Có rất ít sự lựa chọn, tuy nhiên để tiếp tục với chính sách tài khóa mạnh mẽ và nới lỏng tiền tệ, nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sau đại dịch. Nếu một nhà lãnh đạo mới muốn thúc đẩy chính sách kinh tế, điều này có thể khiến đồng nội tệ tăng giá và thị trường chứng khoản giảm điểm. Không ai muốn điều đó".

Kyodo News đưa tin, ông Abe lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 28/8 để nói về tình hình sức khỏe của mình. Cuộc họp này sẽ là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông kể từ tháng 6/2020. Abe không nói ông sẽ từ chức, tuy nhiên căn bệnh mãn tính đã buộc ông phải từ bỏ sớm hơn nỗ lực cống hiến của mình như hồi ở cương vị Thủ tướng năm 2007. Dưới đây là một vài nhân vật kế nhiệm tiềm năng nhất:

Shigeru Ishiba, 63 tuổi, cựu Bộ trưởng Quốc phòng

Nhật Bản không có cuộc bầu cử nào cho đến năm 2021, do đó lãnh đạo mới của LDP sẽ kế nhiệm ông Abe trong cương cương vị Thủ tướng. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Ishiba đang là sự lựa chọn hàng đầu của các cử tri. Ông Ishiba ủng hộ các chính sách kinh tế được coi là dân túy hơn Abe. Trả lời phóng vấn hồi tháng 4 vừa qua, ông cho rằng có quá nhiều tài sản nằm trong tay các cổ đông và công ty tư nhân. Ông cũng bày tỏ sự nghi ngờ về tính bền vững trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Trên mặt trận quốc tế, ông Ishiba đã sát cánh cùng Abe trong nỗ lực duy trì mối quan hệ với Trung Quốc một cách kiên định. Tháng trước, Ishiba đã kêu gọi LDP suy nghĩ về hậu quả của việc đảng này kêu gọi hủy chuyến thăm cấp nhà nước đến Tokyo đã được lên kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, về nỗ lực thay đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản, ông Ishiba thận trọng hơn ông Abe nhiều.

Taro Kono, 57 tuổi, Bộ trưởng Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Kono có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy, tốt nghiệp trường Đại học Georgetown (Mỹ). Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Nikkei hồi đầu tháng này, ông đã bày tỏ quan tâm đến việc tăng cường hợp tác với Liên minh tình báo Five Eyes, bao gồm các nước Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ. Điều này cho thấy ông sẵn sàng đẩy mạnh việc gia tăng áp lực chung đối với Trung Quốc.

Trong năm 2017, Kono đã hối thúc BOJ vạch ra chiến lược chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ cực đoan. Ông cũng được biết đến với việc ủng hộ chính sách cắt giảm chi phí và trong năm nay đã hủy kế hoạch triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore từ Tập đoàn sản xuất thiết bị quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ, cho rằng chi phí lắp đặt hệ thống này theo chuẩn an toàn của Nhật Bản là quá lớn. Động thái này được đa số các cử tri ủng hộ.

Fumio Kishida, 63 tuổi, cựu Bộ trưởng Ngoại giao

Thủ tướng Abe ca ngợi Kishida như một nhà lãnh đạo tiềm năng, đồng thời bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Ngoại giao và sau đó giữ vị trí cấp cao trong đảng. Tuy nhiên, cựu nhân viên ngân hàng có phong thái ôn hòa này cho đến nay đã thất bại trong việc xây dựng một hình ảnh trước công chúng.

Được đánh giá là ôn hòa hơn Abe, Kishida được gắn với một thỏa thuận định mệnh với Hàn Quốc năm 2015. Thỏa thuận đã chấm dứt tranh cãi liên quan đến những phụ nữ mua vui của binh sĩ Nhật Bản trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã kết thúc trong sự oán giận.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình TV Tokyo ngày 24/8 vừa qua, Kishida cho biết ông hy vọng tỷ lệ lãi suất sẽ tiếp tục thấp, căn cứ vào tình trạng của nền kinh tế. Ông kêu gọi gia tăng chi tiêu để chống lại khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên cảnh báo thận trọng đối với ý tưởng cắt giảm thuế tiêu thụ. Kishida cũng đề cập đến sự cần thiết phải quay lại áp dụng kỷ luật tài chính sau đó.

Yoshihide Suga, 71 tuổi, Chánh văn phòng nội các

Trên cương vị chánh văn phòng nội các, hay "cánh tay phải" của Abe, kể từ năm 2012, Suga là một ứng cử viên liên tục được nhắc đến, người được xem như "tổng quản" nếu thủ tướng bất ngờ từ chức. Năm 2007, Abe đã từ chức sau một thời gian ngắn tại nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên, với lý do bệnh viêm ruột kết mãn tính ngày càng trở nên tồi tệ khiến ông không thể đảm nhận nhiệm vụ. Mặc dù, Suga không đưa ra cương lĩnh chính trị thay thế, ông đã thúc đẩy các vấn đề cụ thể, bao gồm sự trợ giá gây nhiều tranh cãi của chính phủ đối với ngành du lịch nội địa trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Taro Aso, 79 tuổi, Bộ trưởng Tài chính

Cũng như Suga, Aso nằm trong nhóm cốt cán của Abe và là Bộ trưởng Tài chính lâu năm của Nhật Bản, đồng thời cũng là Phó thủ tướng. Do tuổi cao, ông dường như không thể làm thủ tướng lâu hơn giai đoạn làm "cận thần". Giai đoạn 2008-2009 được xem là năm hoạt động không thành công của ông khi đảng Dân chủ giành chiến thắng vang dội trước LDP.

Theo vtv.vn