Việt Nam đứng đầu trong số 4 nền xuất khẩu hiếm hoi vượt đại dịch
Nghiên cứu mới của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (Unctad) đã đánh giá tác động phân cực mà đại dịch COVID-19 gây ra đối với sự phục hồi thương mại toàn cầu và đưa ra nhận định trên.
Theo đó, Việt Nam là quốc gia có xuất khẩu tăng 10,9% trong quý III so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.
Ngoài Việt Nam, báo cáo của Unctad cũng cho thấy Trung Quốc đại lục, Đài Loan cũng là những nền kinh tế thương mại phục hồi mạnh mẽ, đều tăng trưởng mạnh trong quý III. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 8,8% trong quý III/2020, dù là nơi đầu tiên ghi nhận dịch bệnh bùng phát. Ở Đài Loan, xuất khẩu tăng 6,4% trong quý III so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, 3 quốc gia và vùng lãnh thổ này đều nằm trong số những nền kinh tế hiếm hoi đã sớm kiểm soát được COVID-19. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia còn lại trong nhóm 4 quốc gia duy nhất cho thấy sự phục hồi xuất khẩu, mặc dù con số này chỉ là 0,7%.
Tăng trưởng của các nền kinh tế thương mại thế giới trong quý III/2020. (Ảnh: Unctad)
Trái lại, nhiều nền kinh tế lớn vẫn đang phải chứng kiến số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng, cản trở việc khởi động lại nền kinh tế thương mại. Điển hình, xuất khẩu từ Nhật Bản, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn giảm từ 11,6 - 9,7% trong quý III/2020.
Các nhà kinh tế cũng nhận thấy sự khác biệt lớn giữa các quốc gia nghèo hơn và giàu hơn về khả năng phục hồi kinh tế, cũng như khả năng tiếp cận các mặt hàng y tế được trao đổi.
Trong khi xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển giảm 6% so với cùng kỳ năm 2019 vào tháng 7/2020, con số này ở các quốc gia phát triển lên đến 22%. Điều này cho thấy bản chất cấu trúc của chuỗi giá trị, khi các quốc gia nghèo hơn thường sản xuất những thứ được tiêu thụ ở các quốc gia giàu hơn.
Mặc dù trong COVID-19, nền kinh tế thương mại của các quốc gia giàu có hơn còn tỏ ra chậm chạp, các nước này lại có khả năng tiếp cận mặt hàng y tế thiết yếu gấp "100 lần" các nước nghèo hơn, tính theo đầu người.
Các nhà phân tích của Unctad nói thêm rằng, sự mất cân bằng này sẽ cản trở sự phục hồi toàn cầu hậu đại dịch và đe dọa đến việc phân phối cân bằng các loại vaccine trong tương lai.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong kỷ nguyên số 27.11.2024 | 15:05 PM
- Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 27.11.2024 | 15:03 PM
- Tập huấn nghiệp vụ công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ 27.11.2024 | 15:03 PM
- Toàn tỉnh có 23 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn 27.11.2024 | 14:59 PM
- Nhà phố trong hẻm với 'khoảng thở' thông tầng 27.11.2024 | 15:04 PM
- Festival “Đôi bờ Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” 27.11.2024 | 15:02 PM
- Vụ lật thuyền du lịch trên Biển Đỏ: Tìm thấy 4 thi thể, nhiều người vẫn mất tích 27.11.2024 | 15:00 PM
- COP29 nỗ lực chống biến đổi khí hậu 27.11.2024 | 15:02 PM
- Tiến Linh tiếp tục ghi bàn, tuyển Việt Nam thắng trận giao hữu ở Hàn Quốc 27.11.2024 | 15:03 PM
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam 27.11.2024 | 15:01 PM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật