WHO cảnh báo hệ thống y tế thế giới có thể quá tải
Ảnh minh họa.
Theo WHO, nhiều chính phủ đang phải vật lộn để cân bằng giữa các biện pháp hạn chế chống dịch mới với việc phục hồi các nền kinh tế vốn đang rơi vào trì trệ do ảnh hưởng từ các biện pháp cách ly hà khắc từ những tháng đầu năm. Tuy nhiên, sự chán nản của người dân trước các biện pháp cách ly chống dịch, cùng với những khó khăn kinh tế đã khiến cho việc thực hiện các biện pháp hạn chế mới càng trở nên khó khăn.
Châu Âu đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai và buộc phải áp đặt một loạt các biện pháp chống dịch mới, trong đó để tránh áp đặt các biện pháp cách ly toàn quốc, hầu hết các nước đã áp đặt các lệnh giới nghiêm ban đêm và gia tăng các biện pháp cấm tập trung đông người nơi công cộng.
Pháp mới đây thông báo mở rộng khu vực áp đặt giới nghiêm từ 21h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau, lên 54 trên tổng số 101 tỉnh, thay vì chỉ 16 tỉnh tuần trước. Ông Martin Hirsch, một lãnh đạo của hệ thống bệnh viện Paris, đánh giá làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Pháp "có thể tồi tệ hơn" đợt đầu tiên. Thủ tướng Jean Castex cũng cảnh báo rằng "những tuần tới sẽ rất khó khăn và số người chết sẽ tiếp tục tăng".
Trong khi đó, tại Bỉ, chính quyền nước này đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm từ 10h tối ngày hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Theo đó, mọi trung tâm hoạt động văn hóa như bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim ... đều phải đóng cửa. Các biện pháp trên được ủng hộ sau khi những con số đang tăng phi mã làm dấy lên mối lo về "nguy cơ sụp đổ" của hệ thống bệnh viện của đất nước.
Tại Đức, sau khi ghi nhận số ca tử vong vượt quá 10.000 người, Thủ tướng Angela Merkel chỉ đạo giảm tiếp xúc và gặp gỡ càng ít càng tốt.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng: Hiện có quá nhiều quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân các ca mắc COVID-19 và điều này khiến các bệnh viện và hệ thống chăm sóc đặt biệt đang phải hoạt động gần bằng hoặc quá công suất. Người đứng đầu WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo hành động ngay lập tức để ngăn chặn những cái chết không đáng có tiếp theo.
Tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 1,1 triệu người tử vong trên tổng số hơn 42 triệu ca mắc bệnh.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thái Bình quyết tâm hoàn thành xây dựng, sửa chữa 100% công trình nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trước ngày 20/6 09.04.2025 | 19:42 PM
- Giao hữu futsal quốc tế: Việt Nam thắng 2-1 Saudi Arabia 09.04.2025 | 19:45 PM
- Trung Quốc: Cháy nhà dưỡng lão khiến 20 người thiệt mạng, chủ cơ sở bị bắt 09.04.2025 | 19:46 PM
- Giao ban công tác báo chí, xuất bản quý I/2025 09.04.2025 | 18:17 PM
- Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu của Tây Ban Nha tại ASEAN 09.04.2025 | 18:10 PM
- Triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực 09.04.2025 | 19:11 PM
- Gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các lực lượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước 09.04.2025 | 17:39 PM
- Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VNeID 09.04.2025 | 17:11 PM
- Thành phố: Gần 1.500 thanh niên đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu 09.04.2025 | 16:38 PM
- Cải tạo căn hộ 180m2 theo phong cách đồng quê Âu Mỹ 09.04.2025 | 17:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Thái Bình quyết tâm hoàn thành xây dựng, sửa chữa 100% công trình nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trước ngày 20/6
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan
- Quy định mới nhất cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
- Kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam-Uzbekistan
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân thăm Đại học Phương Đông Tashkent
- Khai mạc lễ hội Tiên La
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Ủy ban về quan hệ liên dân tộc và kiều bào ở nước ngoài của Uzbekistan
- Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson