Pháo đài đồng bằng
Thằng Hoàn trở mình quay sang bên kia, tay vẫn bíu chặt yếm mẹ. Nuôi khẽ gỡ ra, quạt nhè nhẹ cho nó ngủ... Ngày mai, bộ đội đuổi hết giặc thì Nuôi bế ngay con về. Chưa có đò Bo thì vòng xuống đò Bóng, đi xa một quãng cũng được, về nhà càng sớm càng hay. Nghe bà Bát nói, từ hôm Tuyền đi bộ đội, nhà bỏ không. Thỉnh thoảng bà Sen sang mở cửa ngó vào một tý rồi lại đóng kín mít... Nuôi về cho ấm cái nhà. Cây bồ kết, Nuôi trồng hồi thằng Hoàn chưa biết đi, chắc nay đã um tùm một góc vườn, tha hồ nấu nước gội đầu...
Gử... gử... ử ử... Lại chiếc xe nào thử máy. Chúng nó sắp sửa mọi thứ để sáng mai tìm lối chuồn... Bộ đội sang đây, không biết Tuyền có sang không. Hai năm không thấy mặt nhau. Dạo ấy tưởng Tuyền một hai gắn bó với Dâu, chả thiết gì Nuôi nữa. Nuôi ngậm đắng nuốt cay mà không dám hé răng. Tưởng đi cho cách mặt khuất lời, thắt lưng buộc bụng mà nuôi con, sau này nó khôn lớn mà trông cậy... Nhưng xem ra anh ấy vẫn nhớ. Cái hồi đi Việt Bắc về, anh ấy gửi cho Hoàn một cách mật ong, lại gửi cả mấy chùm bồ kết quả mới hoe hoe vàng. Anh ấy không quên...
Nằm mỏi mình, Nuôi khe khẽ ngồi dậy, tay phảy nhẹ cái quạt vào lưng cu Hoàn. Nó vẫn ngủ say. Nuôi ra sân. Mảnh sân chật hẹp lúc này mới nguội hơi nắng. Sao Thần Nông đã chếch về tây. Cái mắt Con Vịt lấp lánh lấp lánh. Nuôi mong trời chóng sáng...
*
* *
Sáng mồng một tháng bảy, mặt trời như mọc sớm hơn cho dân công phía Bắc sông Trà Lý thu dọn chiến trường. Đại bác 105 và moóc-chê 81. Đại liên và trung liên. Xe cam-nhông và xe giép. Các loại đạn to và nhỏ. Ống nhòm của sĩ quan và lưỡi lê của lính. Cấp hiệu của thiếu tá và cẳng chân còn dính chông của lính trơn. Ngổn ngang, bừa bãi trên đường 10, từ cầu Nguyễn đến cầu Bo.
Tuyền đưa bộ đội về đồn Nguyễn. Dân công làng Nguyễn ra đây cùng bộ đội thu dọn chiến trường. Tuyền lại gặp người làng trên cái đồn giặc vừa bỏ chạy... Duyệt và Tiệm, Quất và The, ông Soạn và bà Sen, Đa và Quý, và những người thân quen khác. Những người đã góp phần nhiều ít khác nhau nhưng đều cần cho trận thắng cuối cùng này... Tuyền đón nhận những ánh mắt, những câu chào ngắn gọn của người làng, lòng rưng rưng xúc động.
Bà Bát lách từ trong đám đông, hối hả bước lại chỗ Tuyền:
- Tôi tưởng anh đuổi theo chúng nó?... Này, sáng sớm hôm nay chúng nó cuốn gói ra tàu thủy. Bà già, phóng pháo nhặng lên, bom đạn vãi lung tung, vẫn bị ta chặn đứng ở cầu Cọi. Chết sặc gạch hàng đống. Nhiều thằng bị ta tóm cổ.
Tuyền bước lại gần bà Bát. Bà nhìn Tuyền từ đầu tới chân như người chị nhìn em đi xa về. Chiếc mũ nan tre bọc vải chăng lưới, mấy chùm lá nhỏ phất phơ. Quai mũ dây dù chằng ngang cằm, làm cho khuôn mặt dài dài như ngắn lại. Đôi má gầy rám nắng, và đôi mắt cười cười...
Cài hộ chiếc cúc áo ngực, bà Bát bảo Tuyền:
- Ăn cơm bộ đội khỏe ra, nhưng vẫn gầy như ở nhà... À này, suýt nữa quên. Bà cụ Nếp gặp cô Nuôi ở thị xã, cách đây dững bốn hôm... ừ... Thấy bảo nhà Cự cuốn đi Hà Nội, rủ Nuôi đi theo, nó không đi... Thằng bé cứ đòi về bố. Khôn thế!... Chiều nay tôi vào, đón mẹ con nó về!
Tuyền đứng ngây người nghe bà Bát nói. Anh nhìn ra đường 10, lối lên thị xã... Nuôi không đi. Tuyền biết chắc như thế. Nuôi vào thị xã vì Nuôi giận Tuyền ăn ở hai lòng, có cam bỏ quít. Chỉ có giận Tuyền thì dù cho mấy Nuôi cũng trở lại. Vợ với chồng sao giận được lâu... Còn Cự. Cậu ta đi xa hơn. Cậu ta sẽ còn đi xa nữa. Cậu ta đã mất hết lòng tin. Mất lòng tin vì cậu ta chỉ thấy có mình, không thấy quanh mình còn bao nhiêu người khác. Trong lúc hiểm nguy, cậu ta tìm cách lẩn tránh lấy riêng mình. Cậu ta như cây nứa sợ bè gặp bão thì giập nát, tự tách khỏi bè. Cây nứa lìa bè thì không bao giờ đến bến, nước lũ sẽ cuốn tuột ra biển xa, lênh đênh, vật vờ...
- Chiều nay, bà vào ngay, bà nhá! Kẻo mẹ con nó mong.
Tuyền cầm lấy cánh tay bà Bát, giọng anh van vỉ thiết tha.
Dân công khiêng những thùng sữa Nét-lê, những hòm đạn moóc, huỳnh huỵch chạy ngang trước mặt Tuyền. Anh cùng bà Bát khiêng một bao gạo nặng từ trong kho ra. Đa và Quý vớ được chiếc xe bò, chất đầy những chiếc dù loang lổ, kéo đi. Chiếc mũ sắt rộng huếch không chịu úp trên đầu, tụt xuống chụp lên lưng Đa. Việc thu nhặt chiến lợi phẩm cũng nặng nề, vất vả...
Phút giải lao, Tuyền đứng trên cầu nhìn quang cảnh khu đồn thất thủ. Một góc bị na-pan đốt trụi lủi, đen thui. Những giậu dây thép gai bùng nhùng như mớ lưới rách. Mấy cái lô-cốt boong-ke thấp dí chật chội; lỗ châu mai há hốc như miệng kẻ chán đời ngáp dài... Giặc định dựa vào cái vỏ cứng hữu hình hữu cốt này bắt làng Nguyễn mình phải thua. Làng Nguyễn không thua vì có cái vỏ cứng vô hình, cái pháo đài vô hình. Cái pháo đài, những lần giặc tưởng nó đã bị san bằng, lại là những lần nó biến hóa vững vàng hơn. Nó không có rừng che, núi đỡ, chỉ có nhân dân và chi bộ Đảng...
Nhìn về làng Nguyễn, Tuyền lặng lẽ say mê như người đi xa rất lâu trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Làng Nguyễn, bốn năm rưỡi trời nằm giữa vòng vây của mười bốn đồn giặc, ba lần bị tàn phá tan tành, nay vẫn đứng kia. Không còn vẻ cổ kính của cái làng nghìn năm lịch sử với đình Thượng, đình Đoài, chùa Quỳnh, chùa Sông... Nhưng màu xanh muôn thuở vẫn còn. Trận càn Con Cắt cách đây chỉ năm tháng. Trận càn cuối cùng và khốc liệt ấy đến díp sau mùa đông khô cằn, làm cho làng Nguyễn chỉ còn màu đen của cây cháy, nhà thiêu... Hôm nay, màu xanh dâng khắp vườn, khắp lũy. Màu xanh hoàn toàn mới, non tươi, mỡ màng. Màu xanh này chưa tròn một tuổi, nó mới nẩy từ mùa xuân và vừa lớn lên qua mùa hè... Trên cái màu xanh ấy, Tuyền như thấy lá cờ “Nguyên Xá, làng kiểu mẫu” của Bác Hồ đang phấp phới bay. Dưới lá cờ ấy, Trù ngẩng cao đầu, tay nâng kèn lên môi.
Tiếng kèn như vẫn vang vang giục giã. Và, dưới lá cờ của Bác, cụ Nghệ râu tóc bạc phơ, Mận và Dâu mã tấu ngang lưng hướng về phía trước...
Dinh dinh tùng... Dinh dinh tùng... Tiếng trống ếch bỗng rộn ràng rung lên, tỏa ra từ giữa màu xanh làng Nguyễn. Đã mấy năm vắng tiếng trống này. Hôm nay nó như reo hò, nhảy nhót cùng lũ trẻ vui ngày quê hương giải phóng.
- HẾT -
BÚT NGỮ
Thành phố Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Kiến Xương tập trung khắc phục, xử lý các sự cố đê điều, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân 13.09.2024 | 22:25 PM
- Thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị, thúc đẩy Hải Phòng và Thừa Thiên Huế phát triển xứng tầm 13.09.2024 | 22:25 PM
- Vận hành 7/23 trạm bơm 13.09.2024 | 19:10 PM
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ tại Thái Bình 13.09.2024 | 19:09 PM
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng 13.09.2024 | 18:13 PM
- Tin lũ khẩn cấp trên sông Trà Lý, tin lũ trên sông Hồng, sông Luộc tỉnh Thái Bình 13.09.2024 | 17:29 PM
- Nông dân Kiến Xương thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi 13.09.2024 | 17:54 PM
- Công ty Cổ phần Green i-Park và Công ty TNHH Daewoo E&C Vina ủng hộ thành phố 400 triệu đồng khắc phục hậu quả bão số 3 13.09.2024 | 17:30 PM
- Triển khai kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng 13.09.2024 | 15:48 PM
- Người lao động bị ảnh hưởng do bão số 3 được hỗ trợ thế nào? 13.09.2024 | 16:45 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lũ tại Thái Bình
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
- Triển khai kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
- Công điện số 18 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh điện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành
- Huy động sức mạnh toàn dân trong ứng phó với lũ
- Thái Thụy khắc phục xong sự cố đê hữu Hóa
- Quyết liệt tập trung chống lũ, hộ đê, khắc phục hậu quả úng, ngập do bão số 3 gây ra và ứng phó với mưa lớn
- Ứng phó với lũ, tính mạng người dân là trên hết
- Nỗ lực cao nhất, quyết tâm cao nhất bảo vệ an toàn hệ thống đê điều
- Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tỉnh Thái Bình 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3