Chủ nhật, 24/11/2024, 07:23[GMT+7]

Góc nhìn về bức tranh kinh tế Việt Nam

Thứ 2, 07/12/2020 | 16:48:19
11,478 lượt xem
Hiện nay, nhiều chuyên gia đang có cái nhìn vô cùng lạc quan về nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là trong thời kỳ hậu dịch bệnh covid 19.

Ảnh minh hoạ.

Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn vươn mình phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi đạt được những thắng lợi nhất định đối với công cuộc đẩy lùi dịch bệnh covid 19.

Bối cảnh nền kinh tế nước nhà

Trên thực tế, chúng ta không thể phủ nhận rằng nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước tiến triển cực kỳ đáng khen ngợi. Trong suốt chặng đường hơn 30 năm (bắt đầu từ 1986 đến nay), Việt Nam từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh chóng, sánh vai cùng các người anh em khác trong khu vực.

Cụ thể, con số GDP đã có bước chuyển mình từ năm 2002 đến năm 2018, tăng gần 3 lần và đạt ngưỡng trên 2800 USD trong năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ người nghèo cũng giảm sâu hơn 70% xuống chỉ còn mức 6%. Hiện nay, gần như những dân tộc thiểu số chiếm phần lớn nhóm đối tượng người nghèo.

Bên cạnh đó, trong năm 2019, nước ta tiếp tục được xướng tên trong danh sách các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Ước tính GDP năm 2019 tăng hơn 7%. 

Vào năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid 19 do hội nhập nền kinh tế sâu rộng. Song, nước ta lại làm rất tốt công tác phòng chống dịch ngay từ những ca nhiễm covid 19 đầu tiên xuất phát tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Chính vì sự cẩn thận, thực hiện nghiêm túc và nâng cao ý thức phòng tránh dịch mà Việt Nam tránh được những tác động y tế nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nền kinh tế vĩ mô vẫn phát triển một cách ổn định, đáng khen. Cụ thể, GDP vẫn tăng trưởng gần 2% trong nửa đầu năm 2020 và dự kiến đạt 3% trong năm cả năm.

Tuy nhiên, vì tác động của dịch bệnh mà tốc độ tăng trưởng của nước ta được cho là sẽ thấp hơn rất nhiều so với dự báo trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra từ 6%-7%. 

Sự phát triển về mặt nhân lực

Có thể nói, Việt Nam đang chứng kiến những sự “thay da đổi thịt” trong cơ cấu dân số nước nhà. Cụ thể, dân số nước ta được dự kiến sẽ tăng lên mức 120 triệu người dân vào năm 2050. 

Ngoài ra, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam cũng vô cùng đáng khen ngợi. Từ năm 2010 đến nay, chỉ số này tăng từ 0,66 lên 0,69. Nước ta đang là một trong những quốc gia có chỉ số vốn nhân lực cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình.

Điều này giúp cho những hoạt động kinh tế, đặc biệt là những hoạt động cần nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có thể đạt được mức năng suất tốt hơn. Từ đó, đẩy mạnh dây chuyền sản xuất, từng bước khôi phục cũng như phát triển nền kinh tế nước.

Nền kinh tế được dự báo phục hồi nhanh

Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì Việt Nam đang là cái tên được kỳ vọng sẽ đứng thứ 4 trong toàn khu vực Đông Nam Á.

Cũng theo IMF, nếu các quốc gia tiếp tục áp dụng hình thức giãn cách xã hội đến năm 2021 thì con số GDP của Việt Nam sẽ có thể đạt ngưỡng 340,6 tỷ USD.

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), nước ta đang là một trong những nền kinh tế hiếm hoi có xu hướng tăng trưởng trong khi đại dịch covid 19 đang là một “cơn ác mộng” khiến cho các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng ở mức tồi tệ chưa từng có.

Như vậy, qua những khía cạnh được phân tích như trên thì chúng ta có quyền hy vọng về một nền kinh tế nước nhà sẽ nhanh chóng khôi phục, tăng trưởng tích cực và đưa thị trường hoạt động nhộn nhịp trở lại.

Bên cạnh đó, chuyên gia tài chính từ trang web giaodichsmart.com đã đưa ra một số nhận định về tình hình hoạt động trên thị trường tài chính tại nước ta hiện nay. Cụ thể, thị trường tài chính Việt Nam đang dần sôi động trở lại, vượt qua sự cản đường của đại dịch COVID 19. Tính đến thời điểm này, xét trên phương diện kinh tế và hoạt động tại các thị trường tài chính, Việt Nam vẫn đang làm rất tốt nhiệm vụ tăng trưởng ở mức cao nhất so với những “người anh em khác” trong khu vực. 

Cụ thể, gần đây nhất thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước chuyển mình đáng kể, nhiều cổ phiếu của các công ty đang kéo “sắc xanh” trở lại sàn giao dịch. Ngoài ra, dòng vốn từ nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam vẫn đang được duy trì ở mức độ ổn định. Điều này chứng tỏ lòng tin từ phía các nhà đầu tư nước ngoài đối với tiềm năng trong tương lai của thị trường tài chính nước ta.

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày