Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
I. Các biện pháp phòng bệnh chung
Lựa chọn tôm giống sạch, không nhiễm bệnh (có thể sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra virus gây bệnh trên tôm); tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật về nuôi tôm thẻ chân trắng; vệ sinh nước ao nuôi định kỳ và chủ động loại bỏ các loại tảo độc trong ao để bảo đảm sức khỏe cho tôm nuôi;
Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, bảo đảm chất lượng phù hợp với từng giai đoạn nuôi tôm. Đồng thời bổ sung một số chất khoáng, vitamin, men tiêu hóa cần thiết vào thức ăn của tôm để tăng sức đề kháng;
Kiểm soát pH bằng cách bón vôi để duy trì pH > 8.0, nhất là sau khi mưa độ pH trong ao giảm xuống < 8.0 tôm sẽ lột xác và chết nhiều. Ngoài ra, độ mặn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chết của tôm, khi độ mặn thấp thiếu khoáng chất cho quá trình lột xác của tôm;
Thường xuyên vệ sinh khu vực cho tôm ăn và chủ động kiểm tra tình trạng biển đổi của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
II. Biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp
1. Hội chứng Taura (bệnh đỏ đuôi)
* Biểu hiện bệnh: Bệnh xuất hiện khi tôm nuôi được khoảng 2 tuần tuổi cho đến khi trưởng thành.
Giai đoạn cấp tính làm tôm chậm lớn, mềm vỏ, phá hủy hệ tiêu hóa và khả năng lây lan nhanh, khi mắc bệnh đuôi tôm thường phồng lên và chuyển thành màu đỏ sau đó xuất hiện các đốm màu đen trên biểu bì, nếu bệnh tôm chuyển biến thành thể mãn tính, sẽ xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin. Tôm bệnh sẽ biếng ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc rúc vào ao, đầm nuôi.
Gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang bị sưng, thường là tôm chết lúc lột xác. Bệnh rất nguy hiểm với tôm thẻ, thời gian ủ bệnh ngắn và có thể gây chết đến 95% tôm.
* Biện pháp phòng bệnh Taura: Người nuôi cần áp dụng các biện pháp tổng hợp về quản lý và xử lý môi trường nước trong ao nuôi tôm, bảo đảm nguồn nước cấp vào ao đã qua xử lý và lắng lọc không chứa mầm bệnh.
Hiện tại chưa có bất kỳ một quy trình xử lý hay điều trị bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng khi tôm đã nhiễm bệnh và bắt đầu chết. Việc “điều trị” bệnh Taura chỉ góp phần kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại cho vụ nuôi. Phương pháp cơ bản là ngăn chặn không cho tôm lột xác bằng việc giảm thức ăn và duy trì pH > 8.0, liên tục sục khí và duy trì chất lượng nước tốt nhất có thể.
2. Bệnh virus gan tụy cấp tính
* Biểu hiện bệnh: Đường ruột rỗng hoặc đứt đoạn. Gan tụy teo nhỏ (1/3 so với bình thường) và bị chai, khó bóp nát; tôm mới bị bệnh, gan tụy sưng to, biến đổi màu; màu sắc khối gan tụy nhợt nhạt hoặc trắng; vỏ mềm, tôm bị bệnh chết chìm dưới đáy ao. Tỷ lệ chết của tôm nuôi có thể từ 50 - 100% trong khoảng 4 tuần.
* Biện pháp phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Trị bệnh: Khi phát hiện cần dừng cho ăn, thay nước và diệt khuẩn. Bỏ đói tôm từ 3 - 4 ngày. Sau đó cho ăn lại với khẩu phần ăn giảm 50% so với mức thông thường. Trộn vào thức ăn các hoạt chất tự nhiên có khả năng diệt khuẩn hoặc acid hữu cơ.
3. Bệnh đốm trắng (gây bệnh do White Spot Syndrome Virus (WSSV))
Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm có thể làm tôm chết 100% chỉ sau từ 3 - 10 ngày kể từ khi tôm bị nhiễm bệnh.
* Biểu hiện bệnh: Tôm dạt bờ, kém ăn, bơi yếu và xuất hiện các đốm trắng có vòng tròn đồng tâm đường kính từ 0,5 - 2mm trên vỏ kitin, cơ thể yếu ớt chuyển thành màu hồng đồng thời xuất hiện các đốm trắng, ruột rỗng, chết dạt bờ.
* Biện pháp phòng và trị bệnh: Đây là bệnh do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị. Vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh.
Đối với ao tôm bệnh, người nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30kg/1.000m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi tiến hành xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
4. Bệnh đầu vàng
* Biểu hiện bệnh: Tôm thẻ chân trắng khi bị bệnh có biểu hiện vàng đầu, thân màu nhạt, gan tụy chuyển sang màu vàng, tôm bơi dạt bờ trên mặt nước và ven bờ rồi bị chết từ 60 - 70% đàn trong ao nuôi.
* Biện pháp phòng bệnh: Hiện tại, bệnh đầu vàng chưa tìm ra thuốc chữa trị hiệu quả, vì thế áp dụng biện pháp phòng bệnh chung để ngăn ngừa bệnh đầu vàng trên tôm thẻ.
Theo Trung tâm khuyến nông Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Giao ban công tác xây dựng Đảng quý IV/2024 31.10.2024 | 18:52 PM
- UBND tỉnh: Nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng 31.10.2024 | 18:57 PM
- Kiến Xương: 165 học viên tham gia tập huấn nghiệp vụ văn hóa, thể thao 31.10.2024 | 17:37 PM
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật, nghị quyết 31.10.2024 | 17:31 PM
- Nhà hai tầng nhỏ gọn cho gia đình trẻ, phí xây 1,3 tỷ đồng 31.10.2024 | 17:33 PM
- Người dùng smartphone không “mặn mà” với AI 31.10.2024 | 17:32 PM
- Phòng tránh ngộ độc từ cá nóc và cóc 31.10.2024 | 17:24 PM
- Đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới sẽ sản xuất 3,5 GW điện 31.10.2024 | 17:23 PM
- NASA khôi phục liên lạc với tàu vũ trụ cách 24 tỷ km 31.10.2024 | 17:24 PM
- Kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 (14/8/2024) đến nay 31.10.2024 | 17:24 PM
Xem tin theo ngày
- UBND tỉnh: Nghe và cho ý kiến về một số nội dung quan trọng
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật, nghị quyết
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự án luật
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm
- Hội nghị Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Họp thống nhất nội dung đề xuất phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tuyến đường bộ cao tốc CT.08
- Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư Hàn Quốc