Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo của WB, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này thấp hơn đáng kể so với mức 7,0% trong năm 2019, nhưng Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong đại dịch.
Trong cơ cấu ngành, đáng chú ý theo WB, nông nghiệp là ngành có khả năng chống chịu tốt nhất với tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,68%, cao hơn khoảng 0,67 điểm phần trăm so với năm 2019.
Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ là 2 điểm sáng khác của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2020.
Theo đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong tháng 12, trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch. Vào tháng 12/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng trở lại sau đợt sụt giảm ngắn trong tháng 11. Chỉ số này đã tăng 11,1% (so với cùng kỳ năm trước), là mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 2. Ngoài ra, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tăng từ 49,9 trong tháng 11 lên 51,7 trong tháng 12, báo hiệu sự mở rộng của ngành công nghiệp chế biến.
Cùng với đó, doanh số bán lẻ (SA) tăng trưởng ở mức 9,4% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 12/2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 2/2020.
Việt Nam thặng dư thương mại 19,3 tỷ USD trong năm 2020 (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì được đà tăng. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tháng 12 (SA) lần lượt tăng 17,8% và 23,1% (so với cùng kỳ năm trước), ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 tháng 2/2020. Do đó, cán cân thương mại hàng hóa (SA) của Việt Nam đạt 279,6 triệu USD vào tháng 12/2020, tiếp tục chuỗi thặng dư trong 8 tháng và kết thúc năm với tổng thặng dư kỷ lục 19,3 tỷ USD.
Tuy nhiên một điểm đáng chú ý là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chậm lại trong tháng 12. Vốn FDI đăng ký đạt khoảng 2,1 tỷ USD vào tháng 12/2020, thấp hơn khoảng 28,9% so với tháng trước và thấp hơn 66,3% so với tháng 12 năm trước. Tính chung, Việt Nam đã thu hút được hơn 28,5 tỷ USD vốn FDI trong năm 2020, thấp hơn khoảng 25% so với năm 2019, nhưng đây vẫn là một thành tựu lớn do UNCTAD dự báo dòng vốn FDI vào Đông Á sẽ giảm 30-45% vào năm 2020.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phòng CSGT, Công an tỉnh bắt giữ 2 vụ vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ 26.12.2024 | 21:11 PM
- Sát cánh cùng nông dân phát triển kinh tế, khắc phục thiệt hại do bão, lũ 26.12.2024 | 21:11 PM
- Tòa án nhân dân huyện Quỳnh Phụ: Xét xử lưu động 3 vụ án hình sự 26.12.2024 | 18:07 PM
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ 26.12.2024 | 18:14 PM
- Tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý sức khỏe 26.12.2024 | 17:40 PM
- Thực hư việc chỉ 70 CĐV Việt Nam được vào sân, nhiều người phải mua vé 'chợ đen' 26.12.2024 | 17:40 PM
- Pep Guardiola từ bỏ đua vô địch Ngoại hạng Anh 26.12.2024 | 17:40 PM
- Tiếp xúc cử tri tại huyện Thái Thụy 26.12.2024 | 17:39 PM
- 65 năm gắn kết kiều bào với đất nước 26.12.2024 | 17:39 PM
- Đảng bộ Công ty Tân Đệ: Khen thưởng 35 tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 26.12.2024 | 17:39 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025