VEPR đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế
Bên trong nhà máy sản xuất thép. Ảnh: Phương Đông.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Trong đó, VEPR nghiêng về kịch bản cơ sở - bệnh dịch không lan rộng trong phần lớn thời gian của năm và kinh tế nội địa tiếp tục hoạt động bình thường với sự dần trở lại trạng thái bình thường của kinh tế toàn cầu.
Bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới có thể tái xuất hiện cục bộ trên quy mô nhỏ ở một số quốc gia. Theo đó, mức độ tác động của Covid–19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ không nghiêm trọng hơn so với năm 2020. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,6-5,8%.
Kịch bản thứ hai là kịch bản bất lợi, bệnh dịch trong nước bùng phát với biến thể mới của Covid-19 trong năm 2020 khiến hoạt động kinh tế bị gián đoạn. Đồng thời, dịch bệnh ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới không cải thiện nhiều do hiệu quả của vaccine tới người dân chưa đạt quy mô lớn. Theo kịch bản này, tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 1,8-2%.
Ngoài ra, báo cáo VEPR còn nhận định GDP Việt Nam năm 2020 chỉ tăng 2,91% trong khi tăng trưởng cung tiền ở mức 12,6% là một dấu hiệu đáng lo ngại. Cơ quan này đề cập đến ba khả năng.
Một phần tăng trưởng tín dụng nhờ vào cơ cấu gia hạn hay đảo nợ đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được đúng hạn. Thứ hai, một lượng tiền lớn đã được hấp thụ bởi trái phiếu chính phủ (trong năm 2020, Kho bạc nhà nước đã phát hành một lượng trái phiếu với trị giá khoảng 219.000 tỷ và chủ yếu được mua bởi các tổ chức tín dụng). Thứ ba, dòng tín dụng không đi trực tiếp vào nền sản xuất mà chủ yếu chảy vào các kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu và giao dịch tài sản như chứng khoán, bất động sản.
Mặc dù giá cả tiêu dùng khá ổn định nhưng bong bóng giá tài sản (bên cạnh nợ xấu) là một rủi ro đáng quan ngại khi chính sách tiền tệ được nới lỏng, VEPR cảnh báo. Khu vực sản xuất không phải là đối tượng chính được hưởng nhiều lợi ích từ chính sách tiền tệ mở rộng.
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ba lần hạ các công cụ lãi suất điều hành. Tuy nhiên, không gian chính sách không còn rộng rãi như vậy trong năm 2021. Do đó, VEPR đánh giá chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội sẽ gặp nhiều hạn chế hơn.
Do nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách, cùng với việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước khác trên thế giới, ví dụ như nới lỏng tiền tệ quy mô lớn.
Thêm vào đó, việc phòng chống dịch Covid-19 và trợ cấp an sinh xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang tạo áp lực lớn lên cán cân ngân sách. Ưu tiên hàng đầu lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp phải dừng hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp còn hoạt động.
Do vậy, VEPR cho rằng chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể. Bên cạnh đó, cần lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 14.05.2025 | 21:41 PM
- Cần giải pháp ổn định bộ máy và đời sống nhân dân khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp 14.05.2025 | 21:41 PM
- Giá vàng tiếp đà giảm 500 nghìn đồng/lượng chiều bán ra 14.05.2025 | 21:42 PM
- Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” 14.05.2025 | 21:44 PM
- Ngô nếp TBM135 cho năng suất gần 6 tạ/sào 14.05.2025 | 18:57 PM
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh 14.05.2025 | 18:58 PM
- Góp ý dự thảo Đề án sắp xếp tinh gọn cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng 14.05.2025 | 18:59 PM
- Thu hồi một loạt giấy tiếp nhận đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe 14.05.2025 | 21:42 PM
- Quốc hội thảo luận về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các dự án luật 14.05.2025 | 17:52 PM
- Tiền Hải: Sản lượng thủy sản giám sát qua cảng cá cửa Lân đạt trên 170 tấn 14.05.2025 | 17:52 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh