Thầm lặng nơi tuyến đầu chống dịch
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xử lý mẫu bệnh phẩm của người có nguy cơ nhiễm Covid-19.
Gác lại niềm vui riêng Dù là giây phút giao thừa thiêng liêng hay những ngày đầu năm mới, các bác sĩ, nhân viên y tế vẫn tập trung cho nhiệm vụ phòng, chống dịch và khám, điều trị cho nhân dân. Năm nay, dịch Covid-19 bùng phát trở lại trước tết Nguyên đán ở một số tỉnh, thành phố khiến số bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tăng mỗi ngày; một số tỉnh giáp ranh Thái Bình đã ghi nhận có bệnh nhân nhiễm; số người về từ các tỉnh có dịch đông. Vì thế, nhiều bác sĩ, nhân viên y tế trong tỉnh đã phải gác lại niềm vui sum vầy cùng khẩn trương rà soát người từ các tỉnh có dịch về, nắm di biến động nhân khẩu ở khu dân cư, giám sát, điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp có liên quan đến người bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, quản lý, theo dõi sức khỏe người cách ly, quyết không để dịch lây lan trên địa bàn tỉnh.
Tại Trung tâm Cấp cứu 115, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, ngoài việc ứng trực 24/24 giờ cấp cứu, khám chữa bệnh các bác sĩ, nhân viên y tế còn có thêm nhiệm vụ phòng, chống dịch. Dù chưa ghi nhận có bệnh nhân nhiễm, song nhiều bệnh viện đều có trường hợp nghi nhiễm đang cách ly, theo dõi sức khỏe. Công tác cách ly, theo dõi sức khỏe, kiểm soát nguồn lây được thực hiện nghiêm túc bởi F1 cũng có thể trở thành F0 bất cứ lúc nào. Vì thế, trong quá trình chăm sóc, theo dõi sức khỏe người nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 tại các khu cách ly của bệnh viện, nhiều bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên cũng phải tự cách ly, tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch, kiểm soát nguồn lây.
Bác sĩ Vũ Thị Sấu, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Năm 2020, có thời điểm Khoa Truyền nhiễm phải điều trị 7 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Các bác sĩ, nhân viên trong Khoa thực hiện cách ly, thay nhau điều trị. Thời tiết mùa hè nóng bức mặc áo bảo hộ đã là một áp lực nhưng đối diện với nguy cơ lây nhiễm bất cứ lúc nào lại càng áp lực hơn. Song, tất cả vì người bệnh, các bác sĩ, nhân viên y tế phải vượt qua khó khăn, coi người bệnh như người thân, động viên họ yên tâm điều trị để sớm trở về với gia đình.
Nỗ lực để dịch bệnh sớm được đẩy lùi
Không giống như các đợt dịch trước, ở đợt dịch này, biến thể virus tại Hải Dương (B.1.1.7) có khả năng lây lan nhanh hơn virus gây dịch tại Đà Nẵng (biến thể D614G). Do đó, số ca mắc tại Hải Dương đã vượt xa so với tổng số ca mắc tại Đà Nẵng. Trong 2 tuần đầu tiên thì số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm trong khi Hải Dương vẫn chưa rõ xu hướng và đồng thời đã xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng. Trong các bệnh nhân nhiễm có tới hơn 80% bệnh nhân không có triệu chứng của dịch bệnh. Vì thế, việc phát hiện người nhiễm càng khó khăn hơn. Thái Bình giáp ranh với Hải Dương, thêm vào đó số lượng người từ các tỉnh có dịch về Thái Bình đông. Trước diễn biến mới của dịch bệnh, cùng các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, lực lượng y tế phải vào cuộc nhanh hơn, khẩn trương và quyết liệt hơn từ việc điều tra thông tin lịch trình di chuyển, các trường hợp tiếp xúc đến xét nghiệm, cách ly, theo dõi sức khỏe, trong đó công tác xét nghiệm sàng lọc đã được thực hiện trên diện rộng. Có ngày, hoạt động xét nghiệm được thực hiện hết công suất, từ 400 - 700 mẫu. Điều này đồng nghĩa nhiều người phải căng mình làm việc thâu đêm. Nhanh phút nào tốt phút ấy, cán bộ trong Khoa phải tự cách ly với gia đình, lấy cơ quan là nhà...
Bác sĩ Trưởng khoa Phạm Thị Thu Hà cho biết: Hầu hết cán bộ của Khoa đều có con nhỏ nhưng không có thời gian về nhà. Nhiều người phải ở lại cơ quan cả tuần. Nhiệm vụ phòng, chống dịch là cấp bách nên ai cũng hiểu và nỗ lực hết mình để cho ra kết quả nhanh nhất với tinh thần sớm phút nào quý phút ấy.
Với người nhiễm Covid-19 hay người nghi nhiễm, họ có thể chỉ phải cách ly 1 đợt song cán bộ, nhân viên y tế là rất nhiều đợt và chưa biết khi nào kết thúc. Những khó khăn, vất vả, thậm chí đối mặt với nguy cơ lây nhiễm là rất lớn song không vì thế mà họ nản lòng, bỏ cuộc. Những người nơi tuyến đầu vẫn thầm lặng với công việc của mình, quyết tâm cùng các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân chung sức, đồng lòng sớm đẩy lùi dịch Covid-19.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 12.04.2025 | 19:51 PM
- Ít nhất 100 người thiệt mạng do mưa lớn tại Ấn Độ 12.04.2025 | 19:53 PM
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 12.04.2025 | 18:49 PM
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử 12.04.2025 | 18:52 PM
- Góp phần củng cố thế trận lòng dân vững chắc trên vùng biển, đảo Đông Bắc 12.04.2025 | 18:37 PM
- Hiệu quả chương trình thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc 12.04.2025 | 17:53 PM
- Carlos Alcaraz lần đầu vào bán kết Monte Carlo Masters 12.04.2025 | 18:44 PM
- 221 người thiệt mạng trong vụ sập mái câu lạc bộ ở Dominica 12.04.2025 | 17:05 PM
- Đông Hưng: Thi đua khuyến học, khuyến tài 12.04.2025 | 17:53 PM
- Hiện thực hóa khát vọng làm giàu từ đồng đất quê hương 12.04.2025 | 17:05 PM
Xem tin theo ngày
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Hội nghị lịch sử bàn về những quyết sách lịch sử
- Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp
- UBND tỉnh: Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ Pháp tại Việt Nam
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII