Lần đầu tiên sau 10 tháng Việt Nam thâm hụt thương mại
Tháng 2/2021, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Việc thâm hụt thương mại là do xuất khẩu giảm nhẹ và nhập khẩu vẫn tăng, nhưng hiện còn quá sớm để kết luận liệu điều này có thể hiện một xu hướng mới trong cán cân thương mại hàng hóa hay không.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021. Thông tin từ bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam của WB cho thấy, tháng 2 vừa qua, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2%, trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực đang thống trị lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao, tỏ ra năng động hơn khi kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm 1% so với mức giảm 15,1% của các doanh nghiệp trong nước.
Theo đối tác thương mại, dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm. Kim ngạch nhập khẩu tăng là do nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1/2021.
Tháng 1/2021, nhập khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị chiếm một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo cho rằng điều này phản ánh sự phụ thuộc nhiều của Việt Nam vào đầu vào nhập khẩu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như việc đa dạng hóa thương mại tiếp tục diễn ra do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết.
Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hồi phục mạnh mẽ vào tháng 2/2021 sau hai tháng chững lại.
Sau khi giảm vào tháng 1/2021, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI tháng 2/2021 cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần giá trị vốn FDI ghi nhận vào tháng 2/2020.
WB cũng đưa ra hàng loạt điểm mới của kinh tế Việt Nam như các cơ quan chức năng đã nhanh chóng hành động để kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, bắt đầu vào cuối tháng 1/2021 tại Hải Dương.
Sự phục hồi kinh tế trong nước đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng dương trong bối cảnh làn sóng COVID-19 thứ ba.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường 23.02.2025 | 18:06 PM
- Sập đường hầm ở Ấn Độ làm 8 công nhân bị mắc kẹt 23.02.2025 | 18:06 PM
- Boxing Việt Nam hướng tới SEA Games 33 với quyết tâm cao 23.02.2025 | 18:06 PM
- Việt Nam xếp hạng 4 tại Cúp Bắn súng châu Á 2025 23.02.2025 | 18:06 PM
- Người dân có thể đổi giấy phép lái xe qua dịch vụ công trực tuyến 23.02.2025 | 18:06 PM
- Đại hội cháu ngoan Bác Hồ thành phố lần thứ IX 23.02.2025 | 14:41 PM
- Gần 1,8 triệu lượt dự thi cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình” 23.02.2025 | 12:33 PM
- Công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp 23.02.2025 | 10:26 AM
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng 23.02.2025 | 10:26 AM
- Tôn vinh tiếng Việt: Gìn giữ sự kết nối với cội nguồn dân tộc 23.02.2025 | 12:16 PM
Xem tin theo ngày
-
Hội đồng hương Thái Bình tại Hà Nội gặp mặt đầu xuân
- Ra quân tháng thanh niên năm 2025
- Quyết tâm, hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 5 nghị quyết
- Bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khóa XV
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai cuộc kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình