Những cậu bé "Ma Bùn" trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai
Lễ Bỏ Mả hay hội Pơ Thi là lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Jarai. Theo quan niệm của dân tộc này thì sau khi chết, linh hồn vẫn còn quanh quẩn đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất. Ảnh: Thái Bana
Không khí náo nhiệt của lễ hội Pơ Thi càng đẩy lên đỉnh điểm với nhiều kịch tính khi xuất hiện những chàng trai ở trần từ trong rừng chạy ra, thân thể phủ đầy bùn đất. Ảnh: Thái Bana
Trong hình dáng và những kiểu đi “khác người” của những hồn ma, họ như những trụ tượng sống tượng trưng cho hồn người chết về vui chơi múa xoang cùng mọi người trước khi chia tay vĩnh viễn. Đến như những bóng ma, họ cũng nhanh chóng biến mất vào màn đêm như chưa từng hiện diện.
Anh Khang, người thường đắp Ma Bùn cho hay: "Để hóa trang giống các hồn ma, anh phải đi lựa những màu bùn thật đẹp, rồi trộn chúng lại với nhau, sau đó bôi lên người. Hóa trang thành Ma Bùn cho trẻ em nhằm gợi lại những lễ hội ngày xưa cha ông hay làm". Ảnh: Thái Bana
Theo quan niệm của người Jarai, sau khi lễ Bỏ Mả kết thúc, mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi, không còn ý nghĩa gì với người sống. Sau khi làm lễ Bỏ Mả thì linh hồn người chết mới rời khỏi thế giới người sống về với tổ tiên, để từ đó theo vòng luân hồi đầu thai trở lại trong thế hệ con cháu, đảm bảo tính thống nhất của cộng đồng gia tộc. Do vậy, có thể nói cộng đồng trong tâm thức người Jarai không chỉ bao gồm những người đang sống mà cả những người đã chết. Ảnh: Thái Bana
Mục đích của lễ Pơ Thi không chỉ nhằm giải quyết mối tương quan giữa con người với xã hội, với thế giới hữu hình mà còn giữa con người với thế giới vô hình qua việc tiễn đưa các vong hồn về với cội nguồn. Xét về phương diện tín ngưỡng cũng như tập tục về tang lễ, lễ Bỏ Mả của người Jarai ở Gia Lai là một hình thức đoạn tang hay mãn tang, nhưng ở góc độ văn hóa lại là một cuộc trình diễn lớn, đỉnh cao của những hoạt động văn hóa truyền thống mang tính tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Ảnh: Thái Bana
Theo vtc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV 14.05.2025 | 21:41 PM
- Cần giải pháp ổn định bộ máy và đời sống nhân dân khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp 14.05.2025 | 21:41 PM
- Giá vàng tiếp đà giảm 500 nghìn đồng/lượng chiều bán ra 14.05.2025 | 21:42 PM
- Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” 14.05.2025 | 21:44 PM
- Ngô nếp TBM135 cho năng suất gần 6 tạ/sào 14.05.2025 | 18:57 PM
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh 14.05.2025 | 18:58 PM
- Góp ý dự thảo Đề án sắp xếp tinh gọn cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng 14.05.2025 | 18:59 PM
- Thu hồi một loạt giấy tiếp nhận đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe 14.05.2025 | 21:42 PM
- Quốc hội thảo luận về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các dự án luật 14.05.2025 | 17:52 PM
- Tiền Hải: Sản lượng thủy sản giám sát qua cảng cá cửa Lân đạt trên 170 tấn 14.05.2025 | 17:52 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh