Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giữ nguyên mức học phí
Theo Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo), hiện các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến hết năm học 2020-2021. Như vậy, Nghị định này sẽ hết hiệu lực khi năm học 2020-2021 kết thúc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các bộ, ngành, lấy ý kiến các địa phương, các cơ sở giáo dục trên cả nước để hoàn thiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Tại dự thảo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho nhiều gia đình học sinh trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thiên tai.
Dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP có nhiều chính sách mới, đáng chú ý là gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập, mà còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo trường công lập, nhằm bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng; mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập để bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội.
Đối với trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần nhà nước quy định. Các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 đến 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng. Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài mới được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, thực hiện công khai, giải trình với người học và xã hội, thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Các trường ngoài công lập theo quy định hiện nay tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP được tự quyết định mức thu học phí, phải công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung các quy định về trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục ngoài công lập đối với xã hội về chất lượng giáo dục - đào tạo phải tương xứng với mức thu học phí; quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học (riêng mức thu năm học 2021-2022 không được vượt quá mức thu học phí năm học 2020-2021); bổ sung quy định cụ thể đối với học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước cấp bù học phí tối đa bằng mức học phí đối với học sinh trường công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên…
Dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ xem xét.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Giá vàng miếng, vàng nhẫn bật tăng 16.01.2025 | 11:09 AM
- Nhiều kênh truyền hình tại Việt Nam ngừng hoạt động 16.01.2025 | 11:10 AM
- Máy bay siêu thanh Mỹ sắp phá vỡ rào cản âm thanh 16.01.2025 | 11:10 AM
- Tên lửa SpaceX chở cùng lúc hai tàu đổ bộ Mặt Trăng 16.01.2025 | 11:10 AM
- Bước đi đúng hướng 16.01.2025 | 11:11 AM
- Bảo đảm an ninh trật tự dịp tết 16.01.2025 | 10:22 AM
- Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 10 V.League trên VTV: Tâm điểm TX Nam Định - Thể Công Viettel 16.01.2025 | 10:11 AM
- Thắng ngược Tottenham, Arsenal rút ngắn cách biệt với Liverpool 16.01.2025 | 10:11 AM
- Đông Phương: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu 16.01.2025 | 10:11 AM
- HLV Shin Tae Yong: 'Thật vô lý khi tôi bị sa thải' 16.01.2025 | 10:12 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình