Chùa Cầu có dáng của cây cầu, lại không thờ Phật, vậy tại sao lại gọi là ‘chùa’?
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17. Do ảnh hưởng của thiên tai địch họa, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt – Trung.
Tương truyền, vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Lai đã đến thăm chùa và ban tặng cho chùa ba chữ “Lai Vãn Kiều”, có nghĩa là “Bạn từ phương xa đến”, như một sự trầm trồ, ngợi khen, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu mến khung cảnh nơi đây.
Vào khoảng thế kỉ 17, lúc này công trình chỉ được xem là phương tiện di chuyển qua lại cho người dân. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Chùa Cầu Hội An được gọi là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – một vị thần bảo hộ xứ sở, đem niềm vui, hạnh phúc đến cho con người trên mảnh đất này.
Tương truyền, lai lịch của Chùa Cầu gắn với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù) - một thủy quái trong truyền thuyết Nhật Bản. Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất... sẽ xảy ra. Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của... cả 3 quốc gia bình yên hơn.
Chùa Cầu chính là một công trình độc đáo ở nước ta, có giá trị lịch sử lâu đời, đây còn là biểu tượng của thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam nên được chọn in trên tờ tiền 20.000 đồng Việt Nam.
Đến nay, ngôi chùa dường như đã trở thành tài sản vô giá, chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
Theo vtc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết 15.01.2025 | 19:24 PM
- Làm chủ quá trình chuyển đổi số bằng doanh nghiệp công nghệ số 15.01.2025 | 19:30 PM
- Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 15.01.2025 | 19:30 PM
- Rực rỡ chào xuân 15.01.2025 | 19:30 PM
- Cách làm tóp mỡ 'đỉnh cao', chuyên nghiệp như người dân làng Triều Khúc 15.01.2025 | 19:30 PM
- Ngô nướng được coi là 'thần dược mùa đông' nhưng đại kỵ với những người này 15.01.2025 | 17:53 PM
- Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng 15.01.2025 | 17:48 PM
- Tới 'Thủ phủ' hoa miền Tây những ngày giáp Tết 15.01.2025 | 17:48 PM
- Top 10 điểm đến nội địa và quốc tế được du khách Việt Nam ưa chuộng nhất năm 2024 15.01.2025 | 17:48 PM
- “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” hứa hẹn những màn trình diễn đặc sắc 15.01.2025 | 17:48 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình