Đình làng trong tâm thức người Việt
Biểu tượng thanh bình của làng quê
Trở về khu di tích lịch sử văn hóa đình Lạng, xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, chúng tôi được tham gia vào giờ học ngoại khóa của các em học sinh lớp 8A Trường THCS Thụy Chính. Dù mái đình làng đã trở thành hình ảnh thân thương, gắn liền với cuộc sống thường ngày của quê hương nhưng đối với mỗi bạn học sinh thì những giờ học ngoại khóa dưới mái đình như vậy có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Sau khi được xem đoạn video clip do chính các thầy cô giáo trực tiếp thực hiện với nội dung về đình Lạng, các em được nghe cụ cao niên trong làng kể về lịch sử, về những năm tháng chiến tranh gian khổ, khốc liệt mà cán bộ và nhân dân địa phương được che chở dưới mái đình làng. Trải qua hàng trăm năm, ngôi đình chính là chứng nhân lịch sử của làng, nơi diễn ra những buổi sinh hoạt đoàn, tiễn biệt thanh niên trai tráng của địa phương lên đường chống giặc ngoại xâm. Và ngày nay, dưới mái đình Lạng, với những buổi học ngoại khóa như của Trường THCS Thụy Chính, văn hóa làng đang được các bậc cao niên trao truyền tới thế hệ trẻ. Văn hóa làng không bị mai một đi vì có mái đình che chở, giữ được cái nôi làng là giữ được văn hóa làng.
Đình Lạng thờ Thành Hoàng Cường Bạo đại vương - vị thần có nhiều công trạng với dân với nước. Đình được xây dựng vào thời Lê, kiến trúc hiện tại được tôn tạo vào thời Nguyễn, với quy mô gồm 3 tòa, kết cấu theo hình chữ công, gồm tiền tế, trung tế và hậu cung. Với quy mô xây dựng bề thế, đình Lạng có hệ thống cửa võng, đồ thờ tự được chạm khắc tinh xảo, mang giá trị nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc truyền thống. Và như bao mái đình trên mọi miền quê, dân làng khi trở về dưới mái đình Lạng như trở về với không gian linh thiêng, nơi tôn thờ Thành Hoàng làng, nơi thể hiện lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người con đất Việt.
Bởi vậy mà định kỳ hàng tháng, các em học sinh Trường THCS Thụy Chính lại tự nguyện cùng nhau tới đình Lạng để thu dọn khuôn viên khu di tích. Nằm ở vị trí trung tâm của xã Thụy Chính, như bao ngôi đình trang trọng, linh thiêng trên khắp dải đất hình chữ S, đình Lạng như biểu tượng của làng quê. Không chỉ là nơi thờ tự Thành Hoàng làng, ngôi đình còn mang chức năng quy tụ, gắn kết các thành viên trong cộng đồng làng xã. Bởi ở nơi đây, mọi người tụ họp trong mọi sinh hoạt cộng đồng, đình làng vì thế trở nên thân quen, gần gũi, gắn bó với cuộc sống thường ngày của mỗi người dân quê.
Đình làng - văn hóa làng
Trong cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung, những ngôi đình luôn là niềm tự hào của người dân mỗi khi nghĩ về quê hương. Con cháu trong làng, nhiều người dù có đi làm ăn xa nhưng cứ tới ngày lễ hội, ngày dâng hương Thành Hoàng làng, họ lại cố gắng thu xếp trở về như trở về với cội nguồn của quê cha đất tổ. Bởi mỗi mùa lễ hội làng là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là sự giao lưu văn hóa giữa nhân dân trong xóm ngoài làng với nhau, là nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa làng. Và lễ hội cũng là sự kết tinh ý thức hệ tôn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập thể, đó là thờ Thành Hoàng làng trong tâm thức dân gian, tâm thức của mỗi người con đất Việt. Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình mà rất bền chặt, giúp dân làng đoàn kết, giữ gìn nếp sống cộng cảm hòa đồng, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.
Dù không còn mang chức năng to lớn như khi được khởi dựng trong đời sống của người dân Việt Nam xưa nhưng trải qua sự biến thiên và thăng trầm của lịch sử, đình làng vẫn luôn là ngôi nhà chung của cộng đồng, nơi gìn giữ, trao truyền những nét văn hóa phi vật thể của dân tộc như hội làng, phong tục, tập quán của quê hương, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hay thậm chí là những trò chơi dân gian trong mỗi kỳ lễ hội. Bởi vậy dù cuộc sống có phát triển, hiện đại hơn thì mái đình cổ kính rêu phong vẫn luôn là nơi gắn kết của cộng đồng làng xã Việt Nam.
Ông Nguyễn Huy Phóng, Chủ tịch UBND xã Thụy Chính Trong đời sống của mỗi người con quê hương xã Thụy Chính, đình Lạng có vai trò quan trọng và không thể thay thế. Ngày rằm, mồng 1 hay vào những ngày hội làng, con em quê hương dù sinh sống xa quê cũng trở về để thắp hương, bày tỏ tấm lòng với Thành Hoàng làng, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân cùng mong ước một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Năm 2016, di tích đình Lạng đã được cấp bằng di tích cấp quốc gia, đây là niềm tự hào lớn lao đối với chúng tôi và vào dịp lễ hội truyền thống đình Lạng vào tháng 3 âm lịch tới đây, cán bộ và nhân dân Thụy Chính sẽ tổ chức lễ đón bằng long trọng với sự tham gia của đông đảo bà con quê hương cùng du khách thập phương. Thầy giáo Chu Viết Đối, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Chính Xác định bên cạnh việc học văn hóa thì việc bồi đắp tình yêu, lòng tự hào đối với truyền thống cách mạng, với di tích lịch sử văn hóa của quê hương là rất cần thiết, Trường THCS Thụy Chính đều đặn tổ chức cho các em học sinh những buổi sinh hoạt ngoại khóa và các giờ lao động tự nguyện tại khu di tích đình Lạng. Những buổi sinh hoạt như vậy luôn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và sự tham gia đông đảo của các em học sinh đến từ các khối lớp trong toàn trường. Qua đó, các em được lắng nghe, tìm hiểu về lịch sử của quê hương và thêm trân trọng ngôi đình Lạng cổ kính thiêng liêng - niềm tự hào của quê hương. Em Nguyễn Thu Trang, học sinh lớp 8A Trường THCS Thụy Chính Khi được các thầy cô giáo cho phép tham gia vào giờ học ngoại khóa tại đình Lạng, bản thân em cùng các bạn cảm thấy rất tự hào về ngôi đình đã hàng trăm năm tuổi của quê hương. Chúng em nghĩ rằng việc tìm hiểu về những di tích lịch sử văn hóa trên chính mảnh đất quê hương mình là rất quan trọng vì từ đó chúng em thêm yêu, thêm tự hào về quê hương. Và sau này chúng em có thể vinh dự giới thiệu với du khách thập phương, với các bạn đồng trang lứa về mái đình Lạng cổ tích nơi quê hương mình. Và cũng từ đó chúng em có thể góp công sức nhỏ bé của mình để xây dựng và giữ gìn di tích lịch sử văn hóa đã được gìn giữ qua bao đời. |
Anh Tú
Tin cùng chuyên mục
- Thủ tướng Malaysia mời ông Thaksin làm cố vấn về vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025 17.12.2024 | 10:45 AM
- Khởi tố Trưởng phòng Tổ chức hành chính - Cục Thống kê tỉnh Thái Bình 17.12.2024 | 10:48 AM
- Cả nước có 28 cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc 17.12.2024 | 10:48 AM
- Yên Bình (Yên Bái) nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới 17.12.2024 | 10:48 AM
- Cờ vua Việt Nam thắng lớn tại Giải Cờ nhanh và cờ chớp trẻ thế giới 2024 17.12.2024 | 09:50 AM
- Lịch thi đấu AFF Cup 2024 hôm nay 17/12: Xác định đội đầu tiên vào bán kết 17.12.2024 | 09:47 AM
- Khối báo Trung ương: 10 cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc 17.12.2024 | 09:47 AM
- 12 học sinh Việt Nam đều đoạt giải 17.12.2024 | 09:47 AM
- Phát triển các sản phẩm du lịch xứng tầm Di sản 17.12.2024 | 09:47 AM
- Giải phóng mặt bằng - từ Chỉ thị số 08-CT/TU đến Nghị quyết số 10-NQ/TU 17.12.2024 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Công bố kết quả Bộ chỉ số DDCI năm 2024
- Ngành tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục tham mưu thực hiện quyết liệt việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị
- Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU và quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác GPMB trên địa bàn tỉnh
- Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2025
- Phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực, quyết tâm cao, đạt được kết quả với những giá trị cụ thể và chất lượng, hiệu quả cao nhất
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công tốt đẹp
- Kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII: Thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề cử tri quan tâm
- Thống nhất nội dung thảo luận tổ và phát biểu, chất vấn tại hội trường
- Phiên thảo luận tổ thứ 2, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra