Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ, gọi là vòi nhĩ, có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi. Đồng thời sẽ giúp cân bằng áp lực. Nhưng khi mũi và họng bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, thì đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Do vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn và rộng, phát triển theo chiều ngang nên khi họng và mũi tiết dịch nhầy, vi khuẩn sẽ rất dễ dàng bám vào và di chuyển xung quanh khu vực này.
Điều trị viêm tai giữa đúng cách là vô cùng quan trọng
Khả năng nghe của bé phụ thuộc rất lớn vào sự rung đúng nhịp của màng nhĩ và vùng tai giữa. Việc bị viêm tai giữa lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm tổn thương màng nhĩ cũng như giảm khả năng rung của nó. Điều này sẽ làm khả năng nghe của bé bị kém đi. Đó là lý do vì sao bệnh viêm tai giữa lại được xem là nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn trẻ đang tập nói.
Việc thính lực bị giảm sút định kỳ sẽ khiến khả năng nói của trẻ bị hạn chế, cũng như làm cho bé gặp phải các vấn đề về ngôn ngữ và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập sau này của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa
Đau tai là một trong những dấu hiệu chung thường găp của viêm tai giữa. Việc sớm điều trị bệnh cho trẻ sẽ mang lại rất nhiều kết quả tươi sáng hơn. Bởi vậy, chúng ta cần đọc được “ngôn ngữ đau tai” của bé. Một dấu hiệu dường như không thấy khi bé bị viêm tai giữa, đó chính là sốt. Trừ khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng thì thân nhiệt của bé mới theo đó mà tăng lên.
Mũi của bé là nơi quan trọng sẽ báo tín hiệu cho bạn biết bé bị viêm tai giữa. Vì khi bị viêm tai giữa thường diễn ra sau khi bé bị cảm lạnh, bởi vậy dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ là dịch nhầy có trong tai bé. Một dấu hiệu thường thấy ở trẻ là đầu tiên mũi bé hơi nghẹt rồi chảy nước trong. Sau đó vài ngày, khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây chính là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu gắt, khó chiều, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.
Ngoài ra, trẻ sẽ thường thức giấc vào ban đêm và tỏ ra đau đớn, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Khi bé nằm ngửa, chất dịch trong tai của bé sẽ đổ dồn về phía màng nhĩ, gây sự khó chịu cho bé. Vì vậy, lúc này bé sẽ không nằm ngửa khi ngủ mà liên tục trở mình, lăn qua lăn lại nhằm giảm bớt áp lực trong tai, cũng như để làm cho cơn đau tai giảm bớt.
Theo vietnamnet.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lần đầu tiên tổ chức giải cờ tướng Việt Nam - Đài Bắc Trung Hoa 23.11.2024 | 21:05 PM
- Khai trương đại lý Skoda Thái Bình 23.11.2024 | 21:07 PM
- Chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh 23.11.2024 | 20:03 PM
- ĐT Việt Nam sang Hàn Quốc chuẩn bị cho AFF Cup 23.11.2024 | 20:03 PM
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng