Sự học - Nhìn từ phong trào đến phong trào
Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận học bổng từ các đơn vị tài trợ.
Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra một loạt sắc lệnh thanh toán nạn mù chữ và thành lập nha bình dân học vụ. Đến tháng 10/1945, Bác tiếp tục ra lời kêu gọi chống nạn thất học. Bác viết: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí… Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo… Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử. Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp đỡ”. Lời kêu gọi của Bác là lời hiệu triệu toàn dân, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc để trong giai đoạn đầy khó khăn vừa kháng chiến vừa kiến quốc nhân dân cả nước vẫn ra sức học tập, diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ.
Tại Thái Bình, từ cuối năm 1945, phong trào xóa nạn mù chữ đã được triển khai sâu rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn. Ban bình dân học vụ được thành lập ở các huyện, xã. Các hình thức khẩu hiệu, ca dao, hò vè, kịch ngắn… được dùng để tuyên truyền, vận động người dân tới lớp.
Từng tham gia dạy bình dân học vụ, giờ đây, dù đã ở tuổi 92 song ông Đặng Văn Hồng, thôn Lương Đống, xã Đông Giang (Đông Hưng) vẫn nhớ như in niềm vui, sự hào hứng của những người dân lúc ấy khi được học chữ quốc ngữ.
Ông Hồng chia sẻ: Đất nước độc lập, người dân phấn khởi nên khi phong trào bình dân học vụ được phát động mọi người hưởng ứng ngay. Ban ngày sản xuất, đến tối người dân tới lớp chong đèn dầu học chữ. Hầu hết mỗi thôn trong xã đều có một lớp. Lớp học được tổ chức tại nhà dân, đình, chùa, thu hút đủ mọi lứa tuổi tham gia. Không có bàn ghế, mọi người tháo cánh cửa xuống làm bàn học. Để học chữ, người dân sử dụng mọi thứ có thể từ lá chuối, mo nang, gạch non, mặt đất, tường nhà, cánh cửa, phản gỗ… Dù học tập trong điều kiện thiếu thốn song phong trào rất sôi nổi, ai cũng hăng say. Sau vài tháng học tập, người dân có thể biết đọc, viết chữ quốc ngữ.
Lớp bình dân học vụ tại xã An Vinh (Quỳnh Phụ). Ảnh tư liệu
Giai đoạn 1946 - 1949 là thời gian sôi động nhất của chiến dịch diệt giặc dốt. Ngay cuối năm 1947, nhiều địa phương như An Bài, Vạn Thắng (Quỳnh Phụ) và Duyên Trang, Nhâm Lang (Hưng Hà)… được công nhận hoàn thành xóa nạn mũ chữ. Đến tháng 8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen huyện Quỳnh Côi là huyện thanh toán nạn mù chữ đầu tiên trong toàn quốc. Năm 1949, Thái Bình là một trong hai tỉnh thanh toán nạn mù chữ sớm nhất cả nước, vinh dự được Bác Hồ tặng sổ vàng lưu niệm.
Từ nền tảng bình dân học vụ, qua các giai đoạn xây dựng và phát triển, tỉnh ta đã vận dụng sáng tạo, hiệu quả phong trào học tập cộng đồng để nâng cao dân trí. Để đáp ứng nhu cầu học của những đối tượng ngoài nhà trường, hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng được thành lập. Người dân các xã, phường, thị trấn có thể trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ qua các lớp học được tổ chức thường xuyên tại trung tâm học tập cộng đồng. Đáp ứng nhu cầu “cần gì học nấy”, những năm trở lại đây, trung bình mỗi năm các trung tâm học tập cộng đồng trong tỉnh huy động được khoảng 1,5 triệu lượt người theo học. Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có lượng người học tại trung tâm học tập cộng đồng cao nhất cả nước.
Học sinh Trường Mầm non Nam Cường (Tiền Hải).
Năm 2014, Thái Bình là 1 trong 8 tỉnh của cả nước được chọn triển khai thí điểm đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 281). Sau một năm triển khai, 100% mô hình thí điểm thuộc chỉ đạo của trung ương và trên 97% mô hình thí điểm thuộc chỉ đạo của tỉnh đạt chuẩn theo bộ tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị. Từ kết quả trên, Đề án 281 được triển khai đại trà, nhân rộng các mô hình học tập ra toàn tỉnh. Đến cuối tháng 6/2017, toàn tỉnh đã có 371.308/550.688 gia đình đăng ký gia đình học tập; 3.388/5.584 dòng họ đăng ký dòng họ học tập; 1.549/2.003 thôn, tổ dân phố đăng ký cộng đồng học tập; 1.100/1.254 cơ quan, trường học trực thuộc xã đăng ký đơn vị học tập. Các mô hình học tập là động lực thôi thúc người dân trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập suốt đời. Nhờ đó, ở ngành nghề, lĩnh vực nào cũng xuất hiện những tấm gương tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo, đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người dân Thái Bình vẫn học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời. Đó là học thường xuyên, học suốt đời; học chữ, học nghề, học làm người; học để biết, để làm việc, để chung sống và phát triển ở cộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Bắc Bộ mưa dông, trời chuyển mát từ 28/4, Nam Bộ nắng nóng 27.04.2025 | 10:44 AM
- Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại Cần Thơ 27.04.2025 | 10:43 AM
- Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, động viên lực lượng tham gia diễu binh 27.04.2025 | 10:43 AM
- Cầu thủ Real Madrid nhận 4 thẻ đỏ liên tiếp 27.04.2025 | 10:44 AM
- 'Bố già' Perez tiếp tục phản ứng với trọng tài sau trận thua của Real 27.04.2025 | 08:09 AM
- Kiều bào Đông Bắc Thái Lan xúc động nhớ về Đại thắng mùa Xuân 1975 27.04.2025 | 08:07 AM
- Việt kiều Australia tin tưởng đất nước trở thành hình mẫu phát triển bền vững 27.04.2025 | 08:07 AM
- Nổ lớn tại cảng của Iran khiến hơn 510 người bị thương 27.04.2025 | 08:08 AM
- Nóng: Barca bị cấm ăn mừng chức vô địch Copa del Rey 27.04.2025 | 10:44 AM
- Đội tuyển futsal nữ Việt Nam hoàn tất tập huấn tại Nhật Bản 27.04.2025 | 08:09 AM
Xem tin theo ngày
-
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Quỳnh Phụ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng các chức sắc, tăng ni, tín đồ Phật tử tại huyện Kiến Xương
- Ra quân tuần tra kiểm soát vũ trang, phòng chống tội phạm
- Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh: Ban hành 2 Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh
- Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ