Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Các doanh nghiệp dệt sợi áp dụng công nghệ của các nước châu Âu thay thế sức lao động của con người.
Tham quan khu chế biến lương thực của Công ty TNHH Liên Hạnh, chúng tôi cảm nhận được bầu không khí trong lành trong môi trường làm việc của công nhân. Lãnh đạo Công ty cho biết: Năm 2012 Công ty đầu tư 120 tỷ đồng xây dựng dây chuyền chế biến lương thực hiện đại theo quy trình khép kín với công suất 15 tấn/giờ từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, góp phần tiết kiệm nguyên nhiên liệu, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Nhờ có máy móc công nghệ hiện đại nên đã tận thu được sản phẩm phụ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Vì thế, Công ty không chỉ là đơn vị chế biến thóc gạo nổi tiếng của tỉnh mà còn là đơn vị có uy tín về cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc như ngô, sắn, cám cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi của nước ngoài. Đó chỉ là một trong 138 doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực của tỉnh áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Hay trong ngành dệt, hàng loạt nhà máy cũng đã loại bỏ dần những công nghệ cũ để tăng năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Công ty Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc, xã Thái Phương (Hưng Hà) cho biết: Gắn bó với nghề dệt từ hàng chục năm qua, doanh nghiệp đã phát triển từ một cơ sở sản xuất còn làm thủ công tới máy dệt bán thủ công và đến nay đã chi gần 80 tỷ đồng để mua hàng chục máy dệt kiếm có công nghệ hiện đại đưa vào sản xuất. Đó là số tiền khá lớn song doanh nghiệp vẫn không ngần ngại đầu tư để làm chủ được công nghệ và được hưởng những ưu điểm vượt trội của loại máy móc này là lọc bụi và giảm được tiếng ồn.
Đến nay, không chỉ có xưởng của ông Quân mà hầu hết các doanh nghiệp trong làng nghề Phương La (Thái Phương) đã dệt bằng máy tự động của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản thay thế dần máy dệt bán thủ công trước đây.
Hầu hết các doanh nghiệp may của tỉnh đều trang bị máy cắt tự động.
Đối với lĩnh vực may mặc cũng tương tự, hầu hết các nhà máy trong tỉnh đã thay thế máy móc thế hệ cũ bằng máy móc thiết bị mới như máy may công nghiệp điện tử, máy nhồi lông thú, máy cắt tự động điều khiển bằng vi tính vừa tiết kiệm được nguyên nhiên liệu, tăng năng suất lao động vừa bảo đảm được chất lượng sản phẩm và sức khỏe cho người lao động. Đặc biệt, đối với ngành sản xuất sành, sứ, thủy tinh tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Tiền Hải (Tiền Hải) các doanh nghiệp đã chuyển từ việc sử dụng than hóa khí sang sử dụng khí mỏ. Như vậy, ở hầu khắp các ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp đã cơ bản nhận thức được việc gắn chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, đến nay toàn tỉnh có 3.228 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh có 34 dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đến năm 2017 có 151 dự án sản xuất công nghiệp trong các khu công nghiệp có thủ tục hành chính về môi trường.
Bên cạnh những mặt đạt được hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có công nghệ, thiết bị lạc hậu, công nghệ xử lý chất thải với mức độ thấp hoặc chưa được đầu tư dẫn đến lãng phí nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, trong các làng nghề công nghệ sản xuất ít được thay đổi, chủ yếu vẫn dùng công nghệ lạc hậu sử dụng nhiều nhiên liệu đầu vào, sản phẩm phế thải còn nhiều. Bên cạnh đó là quy trình sản xuất không khép kín, hệ thống xử lý nước thải, chất thải không được đầu tư, ý thức thực hiện của người dân chưa cao kéo theo hàng loạt những vấn đề ô nhiễm về không khí, nguồn nước, khí thải. Cùng với đó là một số khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc xây dựng thiếu đồng bộ, chậm tiến độ dẫn tới tình trạng nước thải của các doanh nghiệp không đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường xung quanh.
Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Theo đó, kế hoạch thực hiện sẽ được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững. |
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Ngô nếp TBM135 cho năng suất gần 6 tạ/sào 14.05.2025 | 18:57 PM
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh 14.05.2025 | 18:58 PM
- Góp ý dự thảo Đề án sắp xếp tinh gọn cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng 14.05.2025 | 18:59 PM
- Quốc hội thảo luận về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các dự án luật 14.05.2025 | 17:52 PM
- Tiền Hải: Sản lượng thủy sản giám sát qua cảng cá cửa Lân đạt trên 170 tấn 14.05.2025 | 17:52 PM
- Thủ tướng: Lập tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả 14.05.2025 | 17:53 PM
- Trong tuần, ghi nhận 190 trường hợp phạt nguội 14.05.2025 | 15:50 PM
- Hưng Hà: Gần 300 cán bộ hội phụ nữ cơ sở được bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác hội năm 2025 14.05.2025 | 15:28 PM
- Định hướng công tác tuyên truyền lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 14.05.2025 | 15:23 PM
- Công an tỉnh Thái Bình điều tra vụ án mạng xảy ra tại huyện Vũ Thư 14.05.2025 | 15:22 PM
Xem tin theo ngày
-
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh