Lễ hội chùa Keo: Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Nghi lễ độc đáo, trò chơi dân gian đặc sắc
Tại chùa Keo, mỗi năm tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức thánh Thiền sư Không Lộ. Nếu như lễ hội mùa xuân vừa là lễ hội nông nghiệp vừa là lễ hội thi tài gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng sông nước thì lễ hội mùa thu ngoài tính chất là hội thi tài giải trí còn mang đậm tính chất của một lễ hội lịch sử. Lễ hội chùa Keo hiện còn bảo lưu nguyên vẹn nhiều nghi thức truyền thống như: khai chỉ mở cửa đền Thánh, tế lễ Phật thánh trong nội tự chùa, rước kiệu Đức thánh…
Nghi lễ rước kiệu Đức thánh tại lễ hội chùa Keo là một nghi lễ được tổ chức kỳ công, hoành tráng nhất trong các lễ hội của vùng châu thổ Bắc bộ nhằm tái hiện lại cuộc kinh lý của Thiền sư Không Lộ lên kinh đô chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và các sự lệ diễn tả lại cuộc đời của ngài. Nghi lễ rước thánh được tổ chức vào ngày 14/9 là ngày kỷ niệm ngày sinh của Thiền sư Không Lộ, cũng là ngày giữa hội.
Chuẩn bị từ giữa đêm, đến 6 giờ sáng cuộc rước chính thức bắt đầu. Mặc dù đoàn rước hàng nghìn người, kéo dài hàng trăm mét với nhiều thành phần tham gia như người già, trai tráng, phụ nữ, trẻ em trong trang phục chỉnh tề, cầu kỳ cùng hệ thống đạo cụ đa dạng như kiệu, lọng, long đình, nhang án, trống, chiêng… song tất cả thành viên tham gia rước kiệu đều tôn nghiêm, thành kính tuân theo các quy định truyền thống nghiêm ngặt.
Nghi lễ rước kiệu là nghi lễ mang tính tôn giáo đặc trưng nhưng lại đậm đà sắc thái của những sinh hoạt văn hóa dân gian của đất và người Thái Bình. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng.
Cùng với các nghi lễ độc đáo, lễ hội chùa Keo còn có các cuộc thi tài, các trò chơi dân gian đặc sắc không đâu có như thi bắt vịt, thi nấu cơm, thi ném pháo, thi thày đọc, thi kèn, thi trống, múa ếch vồ, bịt mắt đánh trống, leo cầu ngô… Thông qua các trò chơi dân gian truyền thống, hình thức biểu diễn nghệ thuật phản ánh lối sống của vùng dân cư nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Thái Bình nói riêng.
Giữ gìn, phát huy giá trị lễ hội chùa Keo
Lễ hội chùa Keo với sự tích về Thiền sư Không Lộ phản ánh một thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Lễ hội không chỉ mang màu sắc tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân mà còn là môi trường bảo tồn, lưu truyền văn hóa truyền thống và là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng. Lễ hội chùa Keo cũng là nơi cư dân nơi đây nói riêng và khách thập phương gửi gắm ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội chùa Keo có một ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của người dân, là hình thức sinh hoạt văn hóa thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Mọi người đến với lễ hội đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình, gia đình và cộng đồng làng xóm.
Hiện nay, cùng với di tích chùa Keo, lễ hội chùa Keo trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách đến với Thái Bình. Tuy nhiên, lễ hội chùa Keo hiện nay không còn thực hành các cuộc thi tài như thi thày đọc, thi bơi chải, thi trống, thi kèn, múa ếch vồ. Để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phân cấp, giao huyện Vũ Thư lập Ban Quản lý di tích để quản lý và bảo vệ, phát huy giá trị di tích, lễ hội. Quy trình thực hành lễ hội và các nghi thức liên quan trong lễ hội được cộng đồng tổ chức và thực hiện gần nhất với nghi lễ truyền thống. Những năm gần đây, không gian di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo đã được đầu tư trùng tu tôn tạo, góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn lễ hội một cách bền vững. Nhiều trò chơi dân gian đã được khôi phục nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong lễ hội chùa Keo. Xây dựng chùa Keo cũng như lễ hội chùa Keo là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển du lịch của huyện Vũ Thư nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung.
Ông Phạm Công Diện, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Keo Những năm gần đây, công tác tổ chức lễ hội chùa Keo mùa xuân và mùa thu đều được các ngành, các cấp, đặc biệt là UBND huyện Vũ Thư quan tâm chỉ đạo. Năm nay, lễ hội chùa Keo mùa thu được tổ chức gắn với lễ đón bằng công nhận lễ hội chùa Keo là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vì vậy, khâu tổ chức lễ hội càng được huyện chuẩn bị chu đáo hơn. Huyện đã thành lập ban tổ chức lễ hội, 5 tiểu ban giúp việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tiểu ban, bộ phận. Dự kiến, lễ hội năm nay sẽ thu hút lượng du khách lớn gấp 1,5 - 2 lần so với mọi năm, trong khi đó diện tích mặt bằng các công trình phụ trợ như sân, bãi đậu xe, quầy hàng hóa quanh khu vực chùa Keo khá hạn chế, vì vậy sẽ gặp khó khăn trong khâu bảo đảm an ninh trật tự, tránh ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, huyện Vũ Thư quyết tâm tổ chức lễ hội chùa Keo thành công, an toàn, tôn nghiêm. Đại đức Thích Thanh Quang trụ trì chùa Keo Các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng độc đáo trong lễ hội chùa Keo đã có từ hàng trăm năm nay. Trước kia, có giai đoạn, do điều kiện đất nước có chiến tranh khiến việc tổ chức lễ hội và các hoạt động truyền thống trong lễ hội chùa Keo ít nhiều bị ảnh hưởng. Từ năm 1980 đến nay, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, lễ hội chùa Keo truyền thống được khôi phục, duy trì và phát huy. Tôi mong chùa Keo tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự ủng hộ vật chất và tinh thần của tăng ni, Phật tử, con em làng Keo và các tầng lớp nhân dân để tiếp tục lưu giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo trong lễ hội truyền thống, đặc biệt là quan tâm khôi phục được lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cái (sông Hồng) trong lễ hội chùa Keo xưa. Chị Ngô Nhung Anh phố Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội Tôi may mắn có nhiều dịp tham quan chùa Keo và tham dự lễ hội chùa Keo truyền thống. Cảm nhận đầu tiên của tôi là chùa Keo là một cụm công trình kiến trúc bằng gỗ rất riêng biệt, ấn tượng mà tôi chưa thấy sự trùng lặp ở công trình nào. Tham dự lễ hội chùa Keo, tôi có dịp hiểu thêm về những phong tục, nét văn hóa, tín ngưỡng, trò chơi mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Tôi mong rằng các phong tục, nét văn hóa độc đáo này sẽ được lưu truyền mãi mãi để sau này thế hệ con cháu chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử, cội nguồn dân tộc. |
Bảo Anh - Hà Phương
Tin cùng chuyên mục
- Lần đầu tiên tổ chức giải cờ tướng Việt Nam - Đài Bắc Trung Hoa 23.11.2024 | 21:05 PM
- Khai trương đại lý Skoda Thái Bình 23.11.2024 | 21:07 PM
- Chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh 23.11.2024 | 20:03 PM
- ĐT Việt Nam sang Hàn Quốc chuẩn bị cho AFF Cup 23.11.2024 | 20:03 PM
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng