Đưa khoa học đến gần hơn với trẻ mầm non
Bộ sản phẩm được giới thiệu tới học sinh mầm non huyện Thái Thụy.
Chuyển tải các hiện tượng tự nhiên vào truyện tranh, phim ảnh nhằm giúp trẻ mầm non hiểu, nhận thức đúng bản chất khoa học của hiện tượng, qua đó giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường là ý tưởng của nhóm tác giả Nguyễn Viết Huy (Thành ủy Thái Bình), Trần Mạnh Hùng và Nguyễn Thị Thu Hà (Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình), Đỗ Đức Độ (Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình), Lê Thị Hồng (Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội).
Thầy giáo Trần Mạnh Hùng, chủ nhiệm đề tài cho biết: Trên các trang mạng hiện đã có những video minh họa về hiện tượng tự nhiên song mới dừng lại ở việc giải thích về mặt khoa học. Điều này chỉ phù hợp cho những học sinh đã có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản. Sau gần 1,5 năm nghiên cứu, nhóm đã cho ra đời giải pháp tích hợp văn học, nghệ thuật tạo hình và công nghệ nhằm phát triển nhận thức của trẻ thông qua các hiện tượng khoa học tự nhiên. Giải pháp đã chuyển thể các hiện tượng khoa học tự nhiên thành truyện kể với các nhân vật, tranh vẽ và phim hoạt hình sinh động bằng tiếng Việt, tiếng Anh, hướng đến giáo dục đạo đức, lòng yêu quê hương, đất nước, yêu lao động và ý thức bảo vệ môi trường của trẻ. Hiện bộ sản phẩm đã được giới thiệu thí điểm tới 48 trường mầm non trên địa bàn huyện Thái Thụy.
6 hiện tượng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, gió tự nhiên, tán sắc ánh sáng, ngày và đêm, sấm sét lần lượt được chuyển tải trong các câu chuyện, bộ phim: Mẹ con nhà Mây, Không phải gấu ăn trăng, Khi nào sẽ có gió, Chuyện của cầu vồng, Ngày và đêm, Cô Điện Âm và chú Điện Dương. Đây là những hiện tượng tự nhiên phổ biến, gần gũi trong đời sống thường ngày. Mỗi hiện tượng được nhóm tác giả sáng tạo ra qua các nhân vật trong truyện kể, có tranh minh họa và phim hoạt hình tương ứng. Tuy nhiên, để thực hiện bộ sản phẩm của giải pháp, nhóm tác giả cũng gặp nhiều khó khăn. Không chỉ mất nhiều thời gian cho việc tìm ý tưởng, quá trình chuyển tải thành truyện, phim cũng không hề đơn giản với những người không chuyên.
Cô giáo Tô Thị Ngà, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy chia sẻ: Hiện nay, việc hướng dẫn cho trẻ khám phá khoa học thông qua một số hiện tượng tự nhiên ở trường mầm non chủ yếu là giải thích hiện tượng bằng lời hoặc sử dụng một số hình ảnh minh họa. Do vậy, các giáo viên mầm non gặp không ít khó khăn khi ngôn ngữ khoa học của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, việc chuyển tải các hiện tượng tự nhiên bằng các hình ảnh trực quan, sống động là hết sức cần thiết. Bộ sản phẩm của giải pháp đã được áp dụng thí điểm vào giảng dạy tại nhà trường và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cô và trò.
Chia sẻ về tính ứng dụng và nhân rộng của giải pháp, Tiến sĩ Nguyễn Viết Huy, đồng chủ nhiệm đề tài cho biết: Từ bộ sản phẩm của giải pháp, các giáo viên có thể sử dụng linh hoạt từng sản phẩm hoặc kết hợp với nhau cho hiệu quả. Việc chia sẻ, lưu giữ phim hoạt hình, tranh ảnh qua hệ thống mạng internet nhanh và dễ dàng, rất thuận tiện khi chuyển tới các vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo. Do bộ sản phẩm có tính chất liên thông, có thể phát triển để sử dụng cả ở bậc Tiểu học và THCS, góp phần vào việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ sản phẩm có giá thành thấp, dễ dàng trong việc bảo quản, lưu trữ và chia sẻ. Nếu được nhân rộng, bộ sản phẩm sẽ khắc phục được tình trạng thiếu trang thiết bị dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ. Vì thế, nhóm sẽ tiếp tục giới thiệu bộ sản phẩm tới các trường mầm non trong nước và phát triển sang các hiện tượng khác như thời tiết, cỏ cây, hoa lá…
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học, việc đa dạng hóa các hình thức dạy trẻ là hết sức cần thiết. Với những tính năng và hiệu quả mang lại, bộ sản phẩm là một trong những đề tài, giải pháp được Hội đồng giám khảo hội thi sáng tạo khoa học - công nghệ và kỹ thuật tỉnh đánh giá cao.
Hoàng Lanh
Tin cùng chuyên mục
- Toàn tỉnh có 2.111 hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được hỗ trợ về nhà ở 19.05.2025 | 17:46 PM
- Phường Trần Lãm: 47 đảng viên được trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng 19.05.2025 | 17:43 PM
- Tập thể lãnh đạo, nhân viên Hải quan Thái Bình dâng hương, báo công dâng Bác 19.05.2025 | 17:47 PM
- Thái Thụy: 351 đảng viên được trao tặng Huy hiệu Đảng 19.05.2025 | 17:45 PM
- Tiền Hải: Dâng hương tại khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh 19.05.2025 | 17:44 PM
- Đảng bộ Trường THPT Nguyễn Trãi: Kết nạp Đảng cho học sinh ưu tú 19.05.2025 | 17:45 PM
- Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng 19.05.2025 | 17:45 PM
- Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025 19.05.2025 | 17:46 PM
- Báo chí Mexico đồng loạt đưa tin kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-Mexico 19.05.2025 | 16:53 PM
- Khai mạc hoạt động “Theo dấu chân Bác Hồ” tại Trung Quốc 19.05.2025 | 16:53 PM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội