Những con số ấn tượng
Phóng viên: Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật của ngành Ngân hàng Thái Bình trong năm 2017?
Ông Đinh Ngọc Thạch: Năm 2017, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của NHNN Việt Nam, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, nhân viên toàn ngành, ngành Ngân hàng Thái Bình đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đáng khích lệ. Bám sát chỉ đạo của NHNN Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm, hệ thống Ngân hàng Thái Bình đã chủ động triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn và đầu tư cho vay nền kinh tế. Đến ngày 31/12/2017, tổng nguồn vốn huy động toàn ngành đạt 53.300 tỷ đồng, tăng 25% so với thời điểm 31/12/2016, trong đó tiền gửi dân cư chiếm 87,7%; tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt 62.400 tỷ đồng, tăng 21,2% so với thời điểm 31/12/2016, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,7%, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 31,8% và lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 47,5% tổng dư nợ cho vay; nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (1%/tổng dư nợ).
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng giúp cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chẳng hạn như: cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55 của Chính phủ đạt 15.000 tỷ đồng với gần 117.000 khách hàng đang dư nợ, chiếm 34,7% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn; dư nợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên, cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động với lãi suất ưu đãi đạt gần 2.600 tỷ đồng, chiếm 6% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn...
Phóng viên: Ông có thể cho biết một số kết quả về đầu tư cho vay của ngành đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và của tỉnh nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn?
Ông Đinh Ngọc Thạch: Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực cho vay các chương trình tín dụng ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và của tỉnh như: cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao), cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, cho vay chăn nuôi lợn, cho vay nước sạch nông thôn... Đến ngày 31/12/2017, dư nợ cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên đạt 8.000 tỷ đồng với trên 71.000 khách hàng còn dư nợ; cho vay 21 dự án nước sạch nông thôn theo Quyết định số 19 của UBND tỉnh với tổng số tiền cam kết cho vay 305 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 267 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 188 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực cho vay chăn nuôi lợn, ngoài việc tăng cường nguồn vốn cho vay với tổng dư nợ đến ngày 31/12/2017 đạt 2.220 tỷ đồng (chiếm 14,7% dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn), các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh còn thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 350 khách hàng với tổng dư nợ 20 tỷ đồng, giữ nguyên nhóm nợ cho gần 400 khách hàng với tổng dư nợ 37 tỷ đồng, cho vay mới (tái đàn) trên 2.000 tỷ đồng. Đối với cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định số 67 của Chính phủ, NHNN Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ động tiếp cận các chủ tàu, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp ngư dân nhanh chóng có vốn. Đến nay, các tổ chức tín dụng đã ký hợp đồng tín dụng cho vay 8 chủ tàu, tổng số tiền cam kết cho vay và giải ngân 111,5 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 107 tỷ đồng (mức lãi suất cho vay là 7%/năm, trong đó ngân sách nhà nước cấp bù 4 - 6%/năm), 8/8 tàu ngân hàng cho vay đã hoàn thiện và đi vào hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với chủ tàu đang đóng mới tàu theo Quyết định số 47 và 2 chủ tàu đóng mới theo Quyết định số 67 để thẩm định, cho vay, tháo gỡ khó khăn cho các chủ tàu.
Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ người tàn tật (xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương) phát triển sản xuất từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Phóng viên: Thời gian qua, ngành đã có những giải pháp gì tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng?
Ông Đinh Ngọc Thạch: Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, toàn ngành đã thực hiện giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% so với cuối năm 2016, lãi suất cho vay hiện nay phổ biến ở mức 7 - 9%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 9,5 - 11%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Đến nay, dư nợ có mức lãi suất dưới 10%/năm chiếm 72,5%, tăng 17,7% so với năm 2016, dư nợ có mức lãi suất từ 10 - 12%/năm chiếm 20%, giảm 10% so với năm 2016 và dư nợ có mức lãi suất trên 12%/năm chiếm 7,5%, tăng 1% so với năm 2016. Bên cạnh đó, toàn ngành còn thực hiện gia hạn nợ cho gần 2.130 khách hàng, miễn giảm gần 20 tỷ đồng lãi tiền vay cho khách hàng vay vốn... Ngoài ra, ngành Ngân hàng còn tích cực phối hợp với các sở, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, xuống trực tiếp doanh nghiệp, hộ sản xuất để nắm bắt khó khăn, vướng mắc, có biện pháp tháo gỡ, xử lý kịp thời, giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Phóng viên: Xin ông cho biết giải pháp hoạt động chính của ngành trong thời gian tới?
Ông Đinh Ngọc Thạch: Năm 2018, ngành Ngân hàng phấn đấu hoàn thành một số mục tiêu chính: nguồn vốn huy động tăng từ 20 - 22%, dư nợ cho vay tăng khoảng 18%, nợ xấu kiểm soát mức 1%, doanh số thanh toán tăng 20% so với năm 2017. Để đạt được mục tiêu trên, NHNN Chi nhánh tỉnh tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động ngân hàng trên địa bàn, trọng tâm là triển khai cơ chế, chính sách mới; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay nền kinh tế tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tăng cường xử lý nợ xấu; phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương, các sở, ngành liên quan, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn; kiến nghị NHNN Việt Nam tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Minh Hương
Tin cùng chuyên mục
- Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024Dần lộ diện những ứng cử viên Vua phá lưới 24.12.2024 | 08:19 AM
- Cách làm giò thủ tai heo dai giòn sần sật 24.12.2024 | 08:20 AM
- 6.482 thí sinh đăng ký thi chọn học sinh giỏi quốc gia 24.12.2024 | 08:20 AM
- Đánh giá, xác nhận xã Nam Cường đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 23.12.2024 | 19:49 PM
- Thái Thụy: Tập huấn triển khai quy định về đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” 23.12.2024 | 17:48 PM
- Đông Hưng: Xây dựng 13 mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” 23.12.2024 | 17:35 PM
- Tiền Hải: Xây dựng 40 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn 23.12.2024 | 17:36 PM
- Bắt giữ tàu chở cát trái phép tại sông Hồng 23.12.2024 | 17:37 PM
- Thái Bình: Ghi nhận thêm 8 ca mắc sởi 23.12.2024 | 17:37 PM
- Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh 23.12.2024 | 17:38 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025