Sóng dồn cửa biển
Cách đây khoảng “dăm năm” trong một chuyến điền dã tại đền Đồng Xâm, nhóm nghiên cứu văn hóa dân gian Thái Bình do nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm trưởng nhóm đã phát hiện cuốn thần tích và các bài văn tế, văn khấn viết bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm có niên đại khoảng cuối triều Nguyễn dày 140 trang khổ 28 x 15cm, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng trung bình khoảng 20 chữ.
Cuốn sách đã được nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Thanh dịch ra chữ quốc ngữ, nội dung bản dịch cho thấy đây là cuốn văn tự cổ ghi chép các bài văn tế, văn khấn các tổ nghề như tổ nghề chạm bạc, nghề mộc, nghề may, nghề dạy học… Ngoài 8 bài ca trù tế thánh và 1 bài ca trù tế tổ nghề ca công, cuốn thần tích còn phần tạp ghi, trong đó chép cả một bài ca trù Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến khóc quan Thượng thư, thi sĩ Dương Khuê.
Như vậy, ca trù ở đền Đồng Xâm khởi nguồn từ văn tế tổ ca công, bài tế tổ nghề ca công chỉ vẻn vẹn có 20 câu được viết theo thể Chúc hỗ. Lối viết, ca từ của bài tế tổ nghề ca công đã khẳng định từ xa xưa, đền Đồng Xâm có tục tế tổ nghề ca công nhưng chưa có cứ liệu khẳng định lễ tế tổ diễn ra vào thời gian nào trong năm. Mở đầu và kết thúc bài tế ca công đều ca ngợi cảnh vật non nước linh thiêng nơi có con người hòa thuận: “Sơn xuyên dục tú/Hà hải chung linh…/Đồng dao lão nhưỡng/Hi du nhi vũ đạo thăng bình”, được dịch là: “Nước non gấm vóc/Sông biển linh thiêng…/Trẻ già cùng hát ca/Vui chơi theo vũ đạo thanh bình”.
Tương truyền Hoàng hậu Trình Thị là con gái làng Thượng Hòa, xã Hồng Thái, được vua Triệu Đà lấy làm vợ. Hiện đền thờ Hoàng hậu Trình Thị vẫn còn ở làng Thượng Hòa, xã Hồng Thái, thời gian phong hóa đã làm ngôi đền xuống cấp khá trầm trọng, mấy năm gần đây, bằng lòng hảo tâm, nhân dân đã tôn tạo lại ngôi đền khá khang trang.
Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Đồng Xâm với tín ngưỡng thờ Triệu Úy Đà và Hoàng hậu Trình Thị cùng phối thờ tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu gắn với tục hát ca trù, tục đua chải và nhiều sự lệ đặc sắc khác từ xa xưa truyền lại.
Tám bài ca trù sưu tập được (mỗi bài 16 câu) tế thánh có lời hát khác nhau nhưng nhìn chung có cùng một khuôn mẫu và chung một quy cách như: sáu câu mở đầu ngợi ca công đức của Triệu Vũ Đế và Hoàng hậu, năm câu giữa phô diễn lòng thành kính và năm câu cuối mang nội dung Chúc hỗ (lời hát chúc tụng vua chúa), cầu chúc xóm làng yên ấm, quốc thái dân an…
Cách đây gần 10 năm, bài tế tổ nghề ca công cùng với tám bài ca trù tế thánh ở Đồng Xâm đã được đưa vào hồ sơ quốc gia để trình UNESCO ghi danh ca trù và ca trù Đồng Xâm là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhiều học giả trong nước đã bắt tay vào nghiên cứu tục Chầu cử với các bài tế thánh bằng ca trù ở Đồng Xâm, các tài liệu khảo cứu đều thừa nhận ca trù tế thánh ở đền Đồng Xâm tương đồng với nghệ thuật hát nói, sở trường thưởng lãm ca trù đã từng được Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ khi đem các gia nô về khai hoang đất Tiền Châu (Tiền Hải nay) từng đến lễ thánh ở đền Đồng Xâm. Những ngày lưu trú ở đất Thái Bình ông sáng tác khá nhiều bài thơ dành cho ca trù. Kể từ thời điểm ấy, nghệ thuật hát nói hay còn gọi là hát ca trù được lan tỏa ra các vùng lân cận và ở xã Bình Định, huyện Kiến Xương xuất hiện một giáo phường ca trù “hẳn hoi”, giáo phường ca trù này về sau tách ra một nhóm vượt sông Hồng sang đất Nam Định thành lập một giáo phường ca trù mới đến nay vẫn còn duy trì.
Cố Giáo sư Cao Xuân Huy, người nhiều năm nghiên cứu ca trù với niềm đam mê bất tận vậy mà khi nghe các nghệ nhân ca trù ở Đồng Xâm hát nói lời thơ ngang tàng, khí phách nhưng đượm nét trữ tình của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã phải thốt lên: “Câu thơ Việt Nam thật như những làn sóng dồn về bờ biển”.
Mở rộng vấn đề, đứng ở nghệ thuật ca công tế tổ ở đền Đồng Xâm chủ đạo là những bài ca tế thánh mà xét mối liên hệ với nghệ thuật hát nói (ca trù) cho thấy tế tổ ca công ở Đồng Xâm và nghệ thuật ca trù là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa, hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm (thơ) “song thất lục bát”, bởi đối với ca trù, thơ giữ một vị trí rất quan trọng.
Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng hát ca trù là hát thơ với một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát. Lời lẽ, ca từ của ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu, đòi hỏi phải nắn nót, chau chuốt từng chữ. Khi hát, đào nương không cần há to miệng, không đẩy mạnh hơi từ buồng phổi mà ém hơi trong cổ, ậm ự mà lời ca vẫn rõ ràng, tròn vành rõ chữ. Trong hát nói có “mưỡu” là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cước vận, yêu vận. Hát nói còn là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối...
Nhà văn Nguyễn Đức Mậu, giải thưởng nhà nước về văn học, nghệ thuật đã nhận xét: “Với các tư liệu hiện có chưa đủ các dữ kiện để xác định ai là người hoàn chỉnh thể loại hát nói ngoài Nguyễn Công Trứ. Thời gian hình thành hát nói như một thể loại văn học chỉ được khoanh vùng từ thế kỷ XV - XVI đến Nguyễn Công Trứ”.
Tương lai tục hát ca trù chầu cử ở đền Đồng Xâm được khôi phục chắc chắn khách du lịch sẽ đến đông hơn, đặc biệt là du khách nước ngoài đam mê tìm hiểu văn hóa truyền thống ở Thái Bình.
Lê Quang
Ông Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông Nguyễn Xuân Ngận, thủ từ đền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương Chị Nguyễn Thị Phương, thôn Nam Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương |
Tin cùng chuyên mục
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Kết quả bàn thắng Bayern Munich vs Augsburg: 3-0 (Vòng 11 Bundesliga 2024/25) 23.11.2024 | 08:23 AM
- Kết quả bàn thắng PSG vs Toulouse: 3-0 (Vòng 12 Ligue 1 mùa giải 2024/25) 23.11.2024 | 08:23 AM
- Kỷ niệm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11Phát huy vai trò của tổ chức xã hội nhân đạo 23.11.2024 | 08:23 AM
- Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát 23.11.2024 | 08:24 AM
- Cách làm càng ghẹ rang me siêu ngon tại nhà 22.11.2024 | 19:07 PM
- Kiến Xương: Tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2024 22.11.2024 | 19:04 PM
- Thành phố: Tăng cường bảo đảm trật tự xây dựng, trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường 22.11.2024 | 19:06 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh