Ấm áp làng phong Văn Môn
Trong tiết trời giá lạnh, chúng tôi đến thăm ông Vũ Đình Sa và bà Lê Thị Mai, hai bệnh nhân phong “đặc biệt” được điều trị tại Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn. Nói là đặc biệt bởi cả hai người đều đã phải gánh chịu căn bệnh phong quái ác từ khi còn rất trẻ. Bị ngay cả những người thân yêu nhất xa lánh, năm 40 tuổi, bà Mai tìm đến trại phong Văn Môn hy vọng tìm được sự cưu mang, đùm bọc. Tại đây, bà gặp ông Vũ Đình Sa và hạnh phúc đã nảy mầm. Không hôn thú, không lễ cưới hỏi, hai mảnh đời bất hạnh ấy chắp vá, nối ghép, nương tựa vào nhau để vượt qua số phận. Giờ đây, tuy tuổi đã cao, sức khỏe yếu nhưng trí tuệ của hai ông bà vẫn còn minh mẫn.
Bà Mai chia sẻ: Quê tôi và ông Sa đều ở Nam Định. Khi vào Bệnh viện điều trị, chúng tôi đã gặp và đồng cảm với hoàn cảnh của nhau nên quyết định sẽ chăm sóc cho nhau hết phần đời còn lại. Ở đây tuy vật chất chưa đủ đầy nhưng ai ai cũng yêu thương nhau. Các bác sĩ đều hết lòng chăm sóc chúng tôi.
Được các nữ điều dưỡng dẫn đường, chúng tôi tiếp tục tới thăm phòng bệnh của bà Triệu Thị Đạo (quê ở Nam Định). Ở tuổi 85 nhưng bà Đạo đã có gần 60 năm gắn bó với làng phong. Năm 20 tuổi, sau một trận ốm, trên người bà bắt đầu xuất hiện những vết da đổi màu, đôi chân trở nên tê dại. Bố mẹ lo lắng, đi mời bác sĩ tới khám thì được biết con mình đã bị bệnh phong, căn bệnh mà thời đó người ta kỳ thị gọi là bệnh hủi. Định kiến của xã hội đã làm cho chính những người thân trong gia đình bà Đạo xa lánh bà. Bị mọi người hắt hủi, miệt thị, bà tìm đến Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn hy vọng có được “phao cứu sinh” cuối cùng của cuộc đời.
Nhớ lại chuyện cũ, bà Đạo vẫn không khỏi xúc động: Thời ấy, đi đến đâu tôi cũng bị mọi người xua đuổi, xa lánh. Biết được địa chỉ, tôi tìm đến Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn và được mọi người tận tình yêu thương chăm sóc, cưu mang. Những y bác sĩ ở đây tôi không chỉ coi như người thân mà còn là những người ân nhân của cuộc đời tôi.
Bệnh viện Phong Da liễu Văn Môn là nơi nuôi dưỡng và điều trị hàng vạn lượt bệnh nhân phong của 21 tỉnh, thành phía Bắc. Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện có 204 bệnh nhân đang điều trị nội trú, ăn ở trong Bệnh viện và 88 hộ gia đình với gần 300 khẩu sinh sống trong làng Văn Môn ngay sau Bệnh viện. Bệnh nhân nội trú trong Bệnh viện hầu hết là người già, tàn tật và không nơi nương tựa. Cụ cao tuổi nhất là 98 tuổi, người trẻ nhất cũng gần 50 tuổi. Hiện nay, mỗi bệnh nhân phong được hỗ trợ từ 800.000 - 1.080.000 đồng. Số tiền đó được Bệnh viện quản lý, lo sinh hoạt và nấu cơm cho các cụ ăn hàng ngày. Ngoài số ít có người thân thăm nom, phần nhiều những người bệnh ở đây đều “không gia đình”, sống nhờ vào sự chu cấp của Nhà nước và sự quan tâm, chăm sóc, điều trị của cán bộ, nhân viên y tế. Nhiều cán bộ, y bác sĩ đã lặng lẽ đi cùng bệnh nhân phong suốt cả cuộc đời làm nghề của mình. Bởi vậy nên những bệnh nhân ở đây đơn thân nhưng không cô độc. Họ coi nơi này là nhà và những bác sĩ, điều dưỡng là những người thân yêu nhất. Bệnh tật khiến họ trở nên dị dạng, người cụt chân, người cụt tay, người khiếm thị, người khiếm thính…
Bà Lê Thị May, Điều dưỡng trưởng Khoa Phong da liễu cho biết: Tôi sinh ra trong một gia đình có người bệnh phong nên tôi thấu hiểu nỗi đau của những bệnh nhân phong. Bởi thế, ngay sau khi ra trường, từ chối cơ hội ở những bệnh viện lớn, tôi quyết tâm trở về quê hương để chăm sóc, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn này. Hơn 30 năm gắn bó, tất cả những bệnh nhân ở đây tôi đều nhớ mặt thuộc tên, nắm rõ tính cách, tình trạng bệnh của từng người. Thực sự tôi coi bệnh viện như ngôi nhà thứ hai của mình.
Tết nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, không khí chuẩn bị tết cho những bệnh nhân phong đang được đội ngũ y bác sĩ quan tâm và chú trọng. Dạo một vòng quanh làng phong hôm nay sẽ thấy những luống rau xanh mướt được chính những bàn tay, bàn chân không còn nguyên vẹn ấy vun trồng. Tuy cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng những người bệnh ở đây luôn lạc quan hướng về phía trước bởi xung quanh họ luôn có những vòng tay dang rộng, giúp họ xoa dịu nỗi đau cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thu Trang
Tin cùng chuyên mục
- Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 24.01.2025 | 22:35 PM
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 24.01.2025 | 19:52 PM
- WEF Davos 2025: Thông điệp trong kỷ nguyên mới 24.01.2025 | 19:37 PM
- Số người thiệt mạng trong vụ tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ tăng lên 13 người 24.01.2025 | 19:37 PM
- Đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh: Kiểm tra, chúc tết một số đơn vị trên địa bàn thành phố Thái Bình 24.01.2025 | 19:42 PM
- BIDV Thái Bình: Trao tặng 200 suất quà dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 24.01.2025 | 19:42 PM
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra, chúc tết và trao quà cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Nam Tiền Hải 24.01.2025 | 19:43 PM
- Nông dân Đông Hưng: Được mùa cây vụ đông 24.01.2025 | 16:13 PM
- Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 24.01.2025 | 16:16 PM
- Thi đua quyết thắng ở Đại đội Trinh sát – Cơ giới 24.01.2025 | 16:56 PM
Xem tin theo ngày
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, chúc tết Trường Đại học Y Dược Thái Bình
- Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ chính trị dịp tết Nguyên đán tại phường Trần Hưng Đạo
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự và sẵn sàng chiến đấu ở một số cơ quan, đơn vị
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Tặng quà Làng trẻ em SOS Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy trao quà tết tại xã An Thanh
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- Tháo gỡ khó khăn, không để các dự án trọng điểm của tỉnh chậm tiến độ