Ngọt ngào gọi bình minh
Trong dòng chảy âm nhạc cách mạng có những nhạc phẩm được mệnh danh là “quốc ca” của địa phương mà ta từng thấy như: “Người Hà Nội”; “Hà Tây quê lụa”; “Hà Tĩnh mình ơi”; “Quảng Bình quê ta ơi”; “Bài ca năm tấn”… Vào thời điểm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trong một chuyến đi thực tế sáng tác, nhạc sĩ Vĩnh An, người con của quê hương hát bội Bình Định và hào khí trống trận Quang Trung đã về Thái Bình, xúc cảm dâng trào trước vẻ đẹp hiền hòa của vùng quê có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa ông đã sáng tác thành công ca khúc “Nắng ấm quê hương”. Ca khúc này được hòa âm, phối khí và được chính những nghệ sĩ của quê hương Thái Bình là NSND Đình Chiểu và NSƯT Huyền Phin thể hiện. Ca từ cùng tiết tấu âm nhạc trữ tình, thiết tha đã lan tỏa đi khắp các miền quê rồi được người nghe mến mộ gọi nôm na là “quốc ca” của Thái Bình. Thời gian trôi đi ca khúc “Nắng ấm quê hương” song hành cùng “Bài ca năm tấn” không gói gọn “địa phương ca” mà đã vượt qua phạm vi của một tỉnh để trở thành nhạc hiệu của Đài PTTH Thái Bình, đồng thời là ca khúc quen thuộc với hầu hết người dân cả nước.
Có học giả nước ngoài đã viết: “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Quang Yên, nguyên Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thị xã Vĩnh Yên, năm 1997 sau hơn 40 năm xa quê đi chinh chiến rồi làm cán bộ văn hóa, được nghỉ hưu ông đã về quê cha, đất mẹ ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải an dưỡng tuổi già. Cảm xúc sau đêm ngủ đầu tiên ở quê nhà mà hai mươi năm qua ông vẫn nhớ đó là lúc 5 giờ sáng thức giấc, tâm hồn ông bỗng lâng lâng, xao xuyến khi nghe nhạc hiệu “Bài ca năm tấn” do Đài PTTH Thái Bình phát đi qua chiếc loa truyền thanh ở đầu làng. Hai mươi năm nghỉ hưu ở quê nhà, đều đặn mỗi buổi sáng tinh sương, thức giấc dậy tập thể dục ông lại được nghe âm thanh ngọt ngào, réo rắt, ca vui gọi bình minh. Không biết từ bao giờ nhạc hiệu của Đài đã trở thành “món ăn tinh thần” thân thuộc, bình dị mà thiết tha gắn chặt với cuộc đời hưu trí của ông. Nghe thì thiết tha làm vậy nhưng ít ai biết được hành trình để từ một ca khúc trở thành nhạc hiệu của Đài PTTH Thái Bình diễn ra như thế nào. Thời điểm cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi bắt đầu có máy phát sóng trung AM, Đài Truyền thanh tỉnh chính thức đổi tên thành Đài Phát thanh Thái Bình. Chương trình phát thanh thực sự trở thành tiếng nói của chính quyền và nhân dân Thái Bình đòi hỏi phải có nhạc hiệu chính thức thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Lãnh đạo Đài họp bàn, quyết định giao cho tổ văn nghệ. Ông Bùi Thọ Tân là tổ trưởng đã cho gọi hai ông Lương Thản và Trần Hoàng bàn bạc, chọn ca khúc làm nhạc hiệu. Ông Lương Thản chỉ chuyên về nghệ thuật chèo vậy chỉ còn Trần Hoàng, phóng viên, người có bằng tốt nghiệp sư phạm nhạc họa trung ương và từng có thời gian công tác ở Cục Tuyên huấn Quân khu Tây Bắc đã mạnh dạn tiến cử hai ca khúc “Bài ca năm tấn” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và “Nắng ấm quê hương” của nhạc sĩ Vĩnh An làm nhạc hiệu. “Nâng lên, đặt xuống” nhiều lần hai ca khúc “Bài ca năm tấn” và “Nắng ấm quê hương” mới chính thức ghi danh. Ca khúc “Bài ca năm tấn” được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh mở đầu bằng câu “Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ…” cho đến câu cuối cùng “…ta về với nhau” nhanh chóng chiếm được cảm tình của thính giả cả nước, trở thành ca khúc chính trị phổ biến rộng rãi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có sức truyền cảm mãnh liệt giúp những người con không riêng Thái Bình mà từ nhiều miền quê của cả nước đang tòng quân chống Mỹ cứu nước nơi tiền tuyến càng thêm vững lòng vì họ đã có một hậu phương lớn mạnh đủ sức để “thực túc, binh cường”.
Hai ca khúc “Bài ca năm tấn” và “Nắng ấm quê hương” đã được dàn nhạc giao hưởng Đài Tiếng nói Việt Nam do nhạc sĩ Hoàng Vân chỉ huy dàn nhạc giao hưởng viết bản phối khí và trực tiếp chỉ huy dàn nhạc hòa âm. Bản phối khí “Bài ca năm tấn” được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Thái Bình; bản phối khí “Nắng ấm quê hương” đành phải “ngủ yên” đến năm 1988 khi chương trình đầu tiên của truyền hình Thái Bình chính thức phát sóng mới đem ra sử dụng cho đến ngày hôm nay.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Ngô Quang Yên, tước hiệu EFIAP, AVAPA, làng Trình Phố, xã An Ninh, huyện Tiền Hải Ông Trần Hoàng, nguyên phóng viên, biên tập chương trình văn nghệ - thể thao, Đài PTTH Thái Bình Cựu chiến binh Vũ Đức Sành, thôn Bương Thượng, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ |
Lê Quang
Tin cùng chuyên mục
- Lần đầu tiên tổ chức giải cờ tướng Việt Nam - Đài Bắc Trung Hoa 23.11.2024 | 21:05 PM
- Khai trương đại lý Skoda Thái Bình 23.11.2024 | 21:07 PM
- Chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh 23.11.2024 | 20:03 PM
- ĐT Việt Nam sang Hàn Quốc chuẩn bị cho AFF Cup 23.11.2024 | 20:03 PM
- Trung Quốc phát hiện mỏ vàng khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ USD ở tỉnh Hồ Nam 23.11.2024 | 16:58 PM
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.11.2024 | 17:03 PM
- Cơ sở thu giữ CO2 bằng điện gió đầu tiên trên thế giới 23.11.2024 | 14:09 PM
- Ký ức đẹp với một vùng quê lúa 23.11.2024 | 12:33 PM
- Mẹo giúp món chiên giòn ít ngấm dầu mỡ 23.11.2024 | 12:36 PM
- Thành phố Hồ Chí Minh vào top điểm đáng ghé thăm ở châu Á năm 2025 23.11.2024 | 17:03 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng