Sản xuất rau màu an toàn theo chuỗi
Diện tích trồng cây hàng năm khác ngoài lúa của tỉnh đạt khoảng trên 60.000ha/năm, trong đó tập trung nhiều ở vụ đông. Mặc dù có lợi thế về sản xuất rau màu và có nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt nhưng do sản xuất vẫn mang tính tự phát, khó kiểm soát chất lượng nên giá trị còn thấp.
Năm 2017, toàn tỉnh có 27 xã tham gia chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rau màu với diện tích rất khiêm tốn, khoảng 1.000ha. Trước thực trạng đó, tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực xây dựng các mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết nhằm kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Vụ đông năm 2017, để phát triển vùng sản xuất rau an toàn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã triển khai thực hiện 3 mô hình sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi với tổng kinh phí hỗ trợ 371 triệu đồng.
Điệp Nông (Hưng Hà) là 1 trong 3 địa phương được lựa chọn triển khai mô hình, qua đánh giá sơ bộ cho thấy nhiều kết quả tích cực, bước đầu tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của người sản xuất đối với rau an toàn.
Ông Nguyễn Quang Tứ, thôn Việt Yên 4 là 1 trong 28 hộ nông dân ở Điệp Nông tham gia mô hình cho biết: Tham gia mô hình, gia đình tôi có 2 sào cải bắp tím. Trồng theo quy trình mới, cây trồng mới nên Chi cục cùng với công ty, HTX đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật từ chọn đất, chọn nước, chọn giống cũng như quy trình trong trồng, chăm sóc, thu hoạch rau. Chúng tôi tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng thời gian, đúng nồng độ và đúng thời gian cách ly để tạo ra sản phẩm rau an toàn. Trừ mọi chi phí, mỗi sào cải bắp tím trong mô hình gia đình tôi thu lãi trên 2 triệu đồng.
Cũng theo ông Tứ, khi có liên kết, trồng cải bắp tím cho thu nhập cao hơn cải bắp trắng, vì vậy vụ đông năm sau, nếu có đầu ra ổn định nhiều gia đình như ông Tứ sẽ mở rộng diện tích.
Cùng tham gia mô hình này, ông Nguyễn Văn Triển, thôn Việt Yên 2 cho biết: Được Chi cục hỗ trợ một phần giống, một phần phân bón lại có đầu ra ổn định nên tôi mạnh dạn mượn thêm đất của các hộ dân khác trồng 2,5ha. Nhờ tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất nên chi phí ban đầu giảm đi nhiều do sâu bệnh ít nên ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân đạm bón ít hơn so với sản xuất truyền thống lại tiết kiệm nước tưới. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, bản thân tôi làm rau an toàn thấy lợi ích cho sức khỏe vì không sử dụng thuốc hóa học tràn lan, độc hại nhiều.
Ông Trần Minh Chiêu, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Điệp Nông cho biết: Với 2 mô hình, mỗi mô hình 4ha, xã Điệp Nông được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật lựa chọn thí điểm sản xuất rau an toàn gắn với liên kết sản xuất với 2 loại cây trồng là cải bắp (tím, trắng) và súp lơ, thực hiện liên kết với Công ty TNHH Nông sản xuất nhập khẩu Thùy Dung (Hải Phòng) và HTX SXKD xuất nhập khẩu rau quả Tiến Triển (Hải Dương). Hàng tuần, cán bộ Chi cục cùng công ty xuống kiểm tra từ khâu ra giống, hướng dẫn biện pháp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, theo dõi sinh trưởng và sâu bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ khi cần thiết, thu thập số liệu của các hộ tham gia mô hình và các hộ sản xuất theo tập quán cũ. Đến nay, mô hình đang cho thu hoạch rộ, với giá bán 3.500 đồng/chiếc súp lơ; 2.500 đồng/kg cải bắp trắng, 5.000 đồng/kg cải bắp tím, cao hơn so với giá người dân bán tự do. Qua thực tế sản xuất cho thấy, trồng theo mô hình hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường, cụ thể với cây cải bắp cao hơn 13,8 triệu đồng/ha, súp lơ cao hơn gần 12 triệu đồng/ha. Ngoài lợi ích kinh tế, mô hình còn thúc đẩy sản xuất, tạo tiền đề thực hiện thành công tái cơ cấu ngành cũng như đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tạo mối liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ, mang đến sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ) là một trong ba địa phương tham gia mô hình cây trồng an toàn theo chuỗi vụ đông năm 2017.
Đề án xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi giai đoạn 2016 - 2020 đề ra mục tiêu từ năm 2018 đến hết năm 2020 hình thành và mở rộng các mô hình cây trồng an toàn theo chuỗi, trong đó diện tích rau đạt 250ha, lúa đạt 500ha. Để hiện thực hóa mục tiêu đó cần có cơ chế, chính sách, đặc biệt hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ cây trồng an toàn theo chuỗi.
Lưu Ngần
Tin cùng chuyên mục
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 30.12.2024 | 20:33 PM
- Tiếp tục kéo giảm các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh 30.12.2024 | 19:30 PM
- Hyundai Santa Fe All New 2024: Mở đam mê, thỏa khí chất 30.12.2024 | 18:44 PM
- Văn phòng Quốc hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công tác 30.12.2024 | 18:42 PM
- Thành phố Thái Bình: Triển khai nhiệm vụ năm 2025 30.12.2024 | 18:43 PM
- Kiểm tra, hậu kiểm tại cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thành phố 30.12.2024 | 18:43 PM
- Trao chứng nhận cho 48 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 30.12.2024 | 18:18 PM
- 10 truyền thống đón năm mới từ khắp nơi trên thế giới 30.12.2024 | 18:15 PM
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025 30.12.2024 | 18:16 PM
- Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án giao thông trong năm 2025 30.12.2024 | 18:17 PM
Xem tin theo ngày
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực