11 quốc gia chính thức ký kết hiệp định CPTPP trị giá 10 nghìn tỷ USD
Đây là một trong những hiệp định thương mại quan trọng bậc nhất nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại giữa 11 nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
11 thành viên tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu người với tổng kim ngạch thương mại vượt 10.000 tỷ USD.
CPTPP, tiền thân là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP gồm 12 thành viên. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP vào Hiệp định này vào đầu năm 2017, quy mô của hiệp định giảm xuống. Tuy nhiên, 11 thành viên còn lại vẫn nỗ lực đàm phán và tiến tới ký kết CPTPP.
Trong đàm phán CPTPP kéo dài và nhiều khó khăn, sự tham gia tích cực của Việt Nam đã được nhiều nước thành viên đánh giá cao. Theo quy định, chỉ cần 6 trong tổng số 11 quốc gia thành viên thông qua là CPTPP sẽ có hiệu lực đầy đủ.
Ông Francois Philippe Champagne, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Canada cho biết: Việt Nam là một phần quan trọng trong quá trình đàm phán CPTPP. Tôi thực sự phải khen ngợi sự lãnh đạo của ngài thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng công thương của Việt Nam. Việt Nam luôn bên cạnh chúng tôi để đảm bảo rằng, khi chúng ta muốn một hiệp định tham vọng mang lại lợi ích cho người dân, chúng ta cần phải hiểu rằng mỗi quốc gia có mức phát triển khác nhau.
Trong thông cáo chung, các bộ trưởng kinh tế thành viên CPTPP khẳng định sau lễ ký sẽ về thực hiện các thủ tục trong nước để thông qua hiệp định, làm sao đưa hiệp định vào thực thi trong thời gian sớm nhất.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Tôi đồng ý với Bộ trưởng của Chile rằng việc ký kết CPTPP là một thông điệp mạnh mẽ về thương mại tự do vì lợi ích của người dân các nước chúng ta, nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Về phía Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, và có thể trong phiên họp quốc hội cuối năm nay, chính phủ Việt Nam sẽ trình hiệp định để quốc hội xem xét và thông qua.
Ước tính, CPTPP sẽ được chính thức triển khai từ cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019. Các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ giúp định hình tương lai kinh doanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều năm tới dù không có sự tham gia của Mỹ.
Hiệp định đối tác toàn diện tích cực xuyên Thái Bình Dương CPTPP được ký kết đã khẳng định: Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng trở lại ở một số nơi, nhiều quốc gian, nhiều nền kinh tế vẫn đang theo đuổi đường lối kinh tế mở cửa và hội nhập. Và Việt Nam là một quốc gia trong số đó.
Tại sự kiện ký kết CPTPP, Bộ trưởng 11 nền kinh tế cũng đã đưa ra tuyên bố chung. Tuyên bố Bộ trưởng CPTPP gồm có 4 ý chính. Thứ nhất các bên tuyên bố ký hiệp định. Thứ hai khẳng định CPTPP sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên. Thứ ba, là các Bộ trưởng khẳng định sau lễ ký sẽ về thực hiện các thủ tục trong nước để thông qua hiệp định, làm sao đưa hiệp định vào thực thi trong thời gian sớm nhất. Và ý cuối cùng của tuyên bố chung, là các Bộ trưởng CPTPP hoan nghênh tất cả các nước, các nền kinh tế quan tâm, bày tỏ ý định muốn tham gia Hiệp định CPTPP.
Theo ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam về kinh tế và thương mại quốc tế, tuyên bố chung lần khi nói về việc mở rộng CPTPP trong tương lai, thay vì nói "hoan nghênh sự tham gia" của các nước như vẫn dùng trước đây thì nói rằng đã "hoan nghênh sự gia nhập"; hàm ý rằng, các nền kinh tế muốn tham gia CPTPP thì phải "nhập gia tuỳ tục" tức là phải đồng ý với các tiêu chuẩn sẵn có, chứ không phải bày tỏ mong muốn tham gia; nhưng lại đòi đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định CPTPP.
Hiệp định TPP 12 thành viên trước đây và CPTPP 11 thành viên hiện nay đều là những hiệp định mở, hoan nghênh các thành viên mới trên cơ sở "người đến sau" phải đồng ý với các tiêu chuẩn cao sẵn có của hiệp định.
PV Trường Sơn, Thường trú Đài THVN tại Mỹ, người đang có mặt tại Chile cho biết thêm: Một số chuyên gia tôi phỏng vấn tại lễ ký cũng cho rằng, ngay cả trong trường hợp của Mỹ, nếu Mỹ quan tâm tới việc quay trở lại TPP, thì các nước thành viên CPTPP sẽ vẫn hoan nghênh, bởi Mỹ chính là một trong những nước khởi xướng TPP trước đây. Và ngay Hiệp định CPTPP cũng đã lường trước khả năng này, và có các quy định về việc các nước thành viên ban đầu, dù đã rút lui, nhưng sau này muốn quay trở lại, thì sẽ đi theo trình tự thủ tục như thế nào. Chỉ có điều, nếu Mỹ muốn quay lại, nhưng đồng thời, cũng muốn đàm phán lại các điều khoản mà họ đã từng đồng ý trước đây, thì câu chuyện sẽ không hề đơn giản.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Bổ sung thêm 16 nội dung thi đấu mới vào chương trình thi đấu SEA Games 33 26.12.2024 | 09:43 AM
- Những lưu ý khi ăn rươi 26.12.2024 | 09:41 AM
- Trường Đại học Y Dược Thái Bình : Ươm “hạt giống đỏ” 26.12.2024 | 09:42 AM
- Phát triển ngành xuất bản tinh gọn, chất lượng, hiện đại trong kỷ nguyên mới 26.12.2024 | 09:02 AM
- Biến đổi khí hậu và câu chuyện ứng phó từ Việt Nam 26.12.2024 | 09:02 AM
- Công bố 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV 26.12.2024 | 09:43 AM
- Thông báo lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết 26.12.2024 | 08:50 AM
- Nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới 26.12.2024 | 08:51 AM
- Sai lầm khi ăn sáng làm tăng cholesterol 26.12.2024 | 08:35 AM
- Lịch thi đấu và trực tiếp bán kết ASEAN Cup 2024 trên VTV: ĐT Việt Nam gặp Singapore, Thái Lan gặp Philippines 26.12.2024 | 08:35 AM
Xem tin theo ngày
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng