Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trồng trọt
Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất trồng trọt đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí vật chất, công lao động và bảo vệ được môi trường sinh thái. Thời gian qua, nhiều tiến bộ KHCN được đưa vào ứng dụng rộng rãi như các tiến bộ về giống cây trồng, chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch, công nghệ khí canh, công nghệ sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính...
Đông Hưng là một trong những huyện đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu.
Ông Nguyễn Trọng Thành, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Phú Lương cho biết: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh mới vào sản xuất nông nghiệp, từ vụ mùa năm 2014, phương pháp cấy hiệu ứng hàng biên được chúng tôi ứng dụng, sau nhiều vụ khảo nghiệm đều cho năng suất rất cao, được lựa chọn làm điểm để các địa phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập. Ngoài những diện tích mà HTX quy hoạch thì bà con còn mở rộng đưa tổng diện tích lúa cấy theo phương pháp này lên tới trên 100ha mỗi vụ.
Không chỉ ở Phú Lương, nhiều địa phương trong huyện đã áp dụng theo phương pháp này bởi ngoài việc tiện chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, năng suất cao, mô hình còn rất thích hợp cho sản xuất cây màu vụ đông, đặc biệt đối với cây ưa ấm bởi có thể gối vụ bằng cách đặt bầu vào hàng biên khi lúa chưa được thu hoạch.
Cùng với hàng rộng, hàng hẹp, canh tác lúa theo SRI (canh tác lúa cải tiến: cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa, quản lý nước, làm cỏ sục bùn, bón phân hữu cơ) cũng được nhiều địa phương trong tỉnh áp dụng. Đặc biệt, năm 2017, dự án sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính được triển khai trên địa bàn tỉnh với 11 đơn vị tham gia. Các công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính được thực hiện qua đó góp phần từng bước chuyển biến nhận thức của nông dân, thay đổi tập quán canh tác cũ, góp phần tạo nền sản xuất nông nghiệp sạch.
Việc sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ, sử dụng các loại phân bón chứa vi sinh vật hữu hiệu, NPK tổng hợp đa yếu tố theo hướng thâm canh tổng hợp, sản xuất an toàn... đã được nông dân nhiều xã áp dụng như: Vân Trường, Tây Ninh (Tiền Hải), Đông Hải (Quỳnh Phụ), Bình Định (Kiến Xương)... Hướng tới đồng bộ trong cơ giới hóa, những năm gần đây, diện tích sử dụng máy cấy đang tăng dần, năm 2017, diện tích cấy bằng máy sử dụng mạ khay đạt 2.878ha, vụ xuân năm 2018 đạt 1.233ha, mang lại hiệu quả tốt cho sản xuất, đặc biệt khi gặp thời tiết bất thuận.
Trong sản xuất rau màu, Thái Bình đã áp dụng thành công công nghệ nhân giống khoai tây sạch bệnh từ nuôi cấy mô tế bào kết hợp khí canh, địa canh; mô hình sản xuất, cung ứng giống khoai tây siêu nguyên chủng cho các địa phương; mô hình ngắt ngọn từ nuôi cấy mô dâm bầu cung ứng cây con cho các địa phương để nhân giống siêu nguyên chủng tại một số xã: Vân Trường (Tiền Hải), Trọng Quan (Đông Hưng), Thái Giang (Thái Thụy); mô hình ngắt ngọn trồng cây trực tiếp trên nền giá thể, dâm cây trên giá thể nhỏ để trồng ngoài sản xuất bước đầu đạt kết quả tốt, mở ra hướng sản xuất cung ứng khối lượng lớn cây con cho các địa phương, hạn chế nhập nội, giảm thiểu chi phí sản xuất.
Công tác khảo nghiệm đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận khi nhiều giống cây trồng mới được khảo nghiệm và sản xuất thử, bước đầu được đánh giá có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, được giới thiệu vào sản xuất đem lại hiệu quả tốt như giống lúa DT80, Lộc trời 153, Lộc trời 185, J02, QJ4; giống khoai tây Rosagold, Markies, Benlarosa; giống ngô VNUA 16, Vino 128, DT 668; giống lạc CP1 và một số giống rau màu phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng như su hào, bắp cải chịu nhiệt, củ cải Hàn Quốc, một số giống khoai lang chất lượng cao…
Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất là giải pháp then chốt nhằm tạo đột phá trong việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong khi diện tích đất không thể mở rộng, năng suất một số cây trồng đạt ngưỡng chạm trần.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, các cánh đồng lớn, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao và công nghệ phù hợp có hiệu quả.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Ô tô siêu nhỏ chạy bằng năng lượng mặt trời 04.01.2025 | 21:15 PM
- Kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam 04.01.2025 | 21:15 PM
- Không xử phạt tại các nút giao có đèn tín hiệu bị lỗi 04.01.2025 | 21:17 PM
- Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải: Tiếp nhận hơn 164.100 lượt người đến khám bệnh năm 2024 04.01.2025 | 21:18 PM
- Thủ tướng: Tuyệt đối không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào 04.01.2025 | 21:18 PM
- Gần 200 vận động viên tham gia tranh tài tại giải bóng rổ thanh thiếu niên các câu lạc bộ tỉnh Thái Bình mở rộng 04.01.2025 | 21:21 PM
- Đồng Euro thấp nhất hai năm so với USD 04.01.2025 | 21:21 PM
- Việt Nam hiện đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics 04.01.2025 | 21:21 PM
- Món ăn chống lạnh, tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa Đông 04.01.2025 | 17:50 PM
- 10 món sandwich ngon nhất thế giới 04.01.2025 | 17:50 PM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025