Vũ Thư: Không để nước sạch ở cổng làng
Tính đến ngày 23/3/2018, số hộ dân ở Vũ Thư đã đấu nối, sử dụng nước sạch khoảng 66.500 hộ, bình quân đạt 96,2%, là một trong những địa phương có tỷ lệ đấu nối, sử dụng nước sạch cao nhất tỉnh. 30/30 xã, thị trấn đều đạt tỷ lệ đấu nối, sử dụng nước sạch trên 65%, 6 xã (Minh Lãng, Song Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Vũ Vinh, Duy Nhất) và thị trấn Vũ Thư đạt tỷ lệ 100%.
Để có được kết quả trên, Vũ Thư xác định hành trình đưa nước sạch về các vùng nông thôn, đặc biệt các xã vùng xa trung tâm huyện, tỷ lệ đấu nối, sử dụng nước sạch thấp là một chặng đường đầy gian khó.
Giai đoạn 2012 - 2017, khi nhận thức về nước sạch của đại đa số người dân thay đổi, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu, các mạch nước ngầm, nước mặt đang ngày càng bị ô nhiễm thì nhu cầu về nước sạch sinh hoạt tăng đột biến ở các địa phương, Vũ Thư cũng không phải ngoại lệ.
Những kiến nghị liên quan đến nước sạch được gửi đi, các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường, người dân thiếu nước sạch trong sinh hoạt khiến chính quyền các cấp quyết liệt đi tìm lời giải. Điển hình như: đơn đề nghị của 17 hộ dân thôn Năng Tĩnh, xã Vũ Hội ngày 3/5/2017; Việt Hùng - mua nước sạch, dùng nước không sạch đăng trên Báo Thái Bình điện tử ngày 20/6/2016; Người dân hai xã Bách Thuận, Dũng Nghĩa (Vũ Thư, Thái Bình): Ngóng… nước sạch đăng trên Báo Quân khu 3 điện tử ngày 6/1/2015…
Giải quyết những vướng mắc này, bài toán tháo gỡ khó khăn trong đấu nối nước sạch nông thôn được đặt ra. Điều này được thể hiện rõ qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó phấn đấu 100% hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng nước sạch. Để đạt được mục tiêu, Vũ Thư đã vận dụng sáng tạo, tiếp tục bám sát cơ chế, chính sách của trung ương và của tỉnh, xây dựng kế hoạch phù hợp với địa bàn huyện. Tổ chức huy động đa dạng các nguồn vốn để triển khai xây dựng công trình cấp nước; đồng thời, xác định rõ cơ chế vốn của các thành phần tham gia, cách thức triển khai, từ đó thuyết phục, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.
Ông Trần Văn Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Nhờ sự quan tâm chỉ đạo, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành nên chương trình nước sạch nông thôn ở Vũ Thư đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều công trình cấp nước sạch được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa; hoạt động kiểm tra, giám sát lĩnh vực này được đẩy mạnh; nhận thức của người dân được nâng lên, tập quán xưa trong dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh cũng thay đổi. Từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống ở nông thôn, góp phần thiết thực xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, từ chương trình nước sạch nông thôn, người dân ở những vùng khó khăn của huyện cũng đã được thụ hưởng nguồn nước sạch.
Bách Thuận là xã xa trung tâm huyện, dân số hơn 10.000 người. Trước đây, đa số bà con địa phương dùng nước giếng khoan nhưng hiện nay đã chuyển sang sử dụng nước sạch để sinh hoạt. Trên địa bàn xã hiện có nhà máy nước Bách Thuận do Công ty TNHH Bách Hưng Phát làm chủ đầu tư, khởi công tháng 1/2015 với tổng nguồn vốn đầu tư 40 tỷ đồng. Khu sản xuất nước sạch gồm các dây chuyền xử lý cụm trộn thủy lực, phản ứng cơ khí, lắng nghiêng lamen, lọc nhanh rồi đưa nước về bể chứa hiện hữu… Công trình đã phát huy hiệu quả, được người dân nhiệt tình đón nhận. Toàn xã có 93,59% người dân sử dụng nước sạch. Diện mạo nông thôn từng bước thay đổi, đời sống của người dân cũng dần được cải thiện.
Xã Tam Quang từng là “điểm nóng” về nước sạch trên địa bàn huyện. Tháng 8/2017, gần 300 hộ dân nơi đây chưa được dùng nước sạch, tập trung ở hai thôn Hòa Bình và Vô Ngại. Sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 23/8/2017, đoàn công tác của tỉnh, UBND huyện Vũ Thư đã xuống kiểm tra tình hình cung cấp nước sạch tại địa phương và chỉ đạo nhà máy nước Nam Long khẩn trương khắc phục mọi khó khăn để cấp nước sớm nhất cho người dân. Ngay sau đó doanh nghiệp đã bố trí lực lượng xuống các thôn trực tiếp kiểm tra, thực hiện giải pháp kỹ thuật, nước đã về đến đường ống của các hộ.
Ông Vũ Ngọc Dân, thôn Vô Ngại cho biết: Trước kia nhiều hộ phải đi mua nước với giá 50.000 đồng/m3 để sử dụng. Sau nhiều năm chờ đợi đến nay đã có nước sạch để sử dụng, bà con ai cũng phấn khởi.
Theo ông Lại Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư: Đến nay, bình quân toàn huyện đã đạt 96,2% số hộ dân đấu nối, sử dụng nước sạch. Đây có thể coi như một “kỳ tích”. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình đưa nước sạch đến người dân vẫn còn những khó khăn nhất định do tập quán sử dụng nước mưa, nước giếng khoan ở một bộ phận người dân từ lâu đời nên việc vận động sử dụng nước sạch phải có thời gian. Mặt khác, địa bàn huyện rộng, địa hình phân tán nên việc triển khai xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước tốn kém. Vì vậy, để vận động người dân thay đổi tập quán, chuyển sang dùng nước sạch, huyện cùng các đơn vị liên quan đã tăng cường lắp đồng hồ nước tận nhà cho dân và phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể vận động người dân thay đổi thói quen, chuyển sang dùng nước sạch và huyện cũng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động từng người dân đấu nối, sử dụng và tiếp cận nước sạch bằng nhiều hình thức. Nội dung tuyên truyền tập trung vào trọng tâm cụ thể và có tính thuyết phục cao, giúp người dân hiểu rõ lợi ích khi sử dụng nước sạch và tác hại của việc sử dụng nước không hợp vệ sinh.
Đến nay, trên địa bàn huyện Vũ Thư đã có 12 nhà máy nước của 6 chủ đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh nước sạch. Với quyết tâm không thể để nước sạch dừng chân ở cổng làng mà phải đến thẳng hộ dân, không thể để dân mất tiền mà không được dùng nước sạch theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh, thời gian tới, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ lợi ích của nước sạch, Vũ Thư sẽ tạo mọi điều kiện cho chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại và nâng công suất cấp nước, bảo đảm đúng 4 yêu cầu về quy định đối với nhà đầu tư cấp nước sạch là: chất lượng, lưu lượng, áp lực và tính liên tục. Huyện cũng đề nghị các địa phương phối hợp với các đơn vị cấp nước giải quyết những khó khăn, vướng mắc, công khai kết quả kiểm tra chất lượng nước và giá bán nước tới người dân để yên tâm trong quá trình sử dụng.
Lê Trung
(Đài TTTH huyện Vũ Thư)
Tin cùng chuyên mục
- Bộ Nội vụ xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2025 21.12.2024 | 16:03 PM
- Ngày hội hiến máu tình nguyện tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình 21.12.2024 | 16:04 PM
- Thái Thụy: Gặp mặt đảng viên là người có đạo tiêu biểu năm 2024 21.12.2024 | 16:07 PM
- 7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi 21.12.2024 | 16:07 PM
- Khơi thông mọi nguồn lực để thành phố Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ, bền vững 21.12.2024 | 14:26 PM
- Startup Agibot sản xuất hàng loạt robot hình người 21.12.2024 | 14:26 PM
- Một năm trắc trở của châu Âu 21.12.2024 | 10:43 AM
- Phim 'Mưa đỏ' tái hiện 81 ngày đêm lịch sử 21.12.2024 | 10:43 AM
- Khai mạc tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu 2024 21.12.2024 | 10:43 AM
- Những địa điểm hoàn hảo để đón Giáng sinh 21.12.2024 | 10:43 AM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình