Vua Ba Vành
Cuộc khởi nghĩa đã bị dìm trong biển máu, thủ lĩnh Phan Ba Vành và các tướng sĩ của ông lần lượt sa vào tay quan quân triều đình Minh Mệnh và bị hành hình nhưng dũng khí của ông và các tướng lĩnh sĩ đã viết lên trang sử oanh liệt của cuộc tranh đấu anh hùng thuộc tầng lớp nông dân Việt Nam dưới thời phong kiến lưu truyền đến muôn đời sau.
Theo Đại tá, tiến sĩ Nguyễn Huy Thục, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng, lịch sử quân sự nước ta coi cuộc khởi nghĩa nông dân do Phan Ba Vành làm thủ lĩnh xứng đáng được xếp vào hạng những danh tướng cầm quân xuất sắc mặc dù thời gian tồn tại không lâu vừa phải chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng nhưng Phan Ba Vành và bộ tướng thuộc quyền của ông đã tổ chức được hàng chục trận đánh với quy mô lớn, nhỏ ở nhiều địa bàn khác nhau trong đó có 8 trận thủy chiến tiêu diệt nhiều quân, tướng của triều đình Minh Mệnh, khiến triều chính nhiều phen khốn đốn. Bên cạnh tổ chức chiến đấu hiệu quả, Phan Ba Vành đã tổ chức thành công hệ thống căn cứ khởi nghĩa liên hoàn, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Phan Ba Vành đã để lại những kinh nghiệm và bài học quý về xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ hậu phương nhất là nghệ thuật tổ chức tiến hành các trận chiến đấu trên bộ cũng như thủy chiến.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, Phan Ba Vành tài trí hơn người, ngày đêm phải chứng kiến nỗi thống khổ đến cùng cực của những người nông dân, trong đó có cha mẹ mình bởi ách áp bức, bóc lột tàn bạo của chính quyền phong kiến triều Nguyễn, ông đã đứng lên tập hợp lực lượng, sắm sửa khí giới chiến đấu mưu giành lại quyền sống cho dân nghèo. Chỉ sau thời gian ngắn, ông đã quy tụ được khoảng 5.000 người. Với lực lượng lớn và tài thao lược, Phan Ba Vành chỉ huy nghĩa quân khuynh đảo tinh thần quan quân triều đình nhà Nguyễn.
Nhìn lại thất bại của cuộc khởi nghĩa chống lại ách áp bức, bóc lột nặng nề của triều đình nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX với ước vọng “cơm no, áo ấm” cho dân nghèo chứng minh rằng Phan Ba Vành là người có khát vọng giải phóng giai cấp từ rất sớm. Nhiều sử gia đã phải thừa nhận Nguyễn Công Trứ hơn Phan Ba Vành “một giáp” (12 năm), một người sinh ở huyện Quỳnh Côi, một sinh ở Kiến Xương, kiếp phận xui khiến triều đình Minh Mệnh cắt cử Tham tán Nguyễn Công Trứ đem quân về Chân Định, Thiên Trường dẹp loạn Phan Ba Vành để rồi cho đến trước khi theo tiên tổ “về trời” Nguyễn Công Trứ phải thốt lên cay đắng: “Kiếp sau xin chớ làm người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo/Giữa trời cành lá cheo leo/Ai mà chịu rét thì trèo với thông!”. Cảm thán của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trước lúc lâm chung giả sử có “kiếp sau” thì chắc Nguyễn Công Trứ cũng sẽ hành động như Phan Ba Vành. Trong “Minh Đô sử” có chép trận Liêu Đông đối diện đầu làng Minh Giám bên kia sông Hồng lui vào một đoạn là căn cứ Trà Lũ (Nam Định nay), nơi đóng quân của Phan Ba Vành, mặc dù quân của triều đình Minh Mệnh đã dồn hết binh lực đối phó với Phan Ba Vành nhưng quan quân triều đình liên tục nếm mùi thương vong, Nguyễn Công Trứ bị triều đình đốc thúc phải tiêu diệt bằng được Phan Ba Vành vậy mà nhiều trận quan quân Nguyễn Công Trứ “tan tác chim muông”, ngồi trên bành voi, Nguyễn Công Trứ ngửa mặt lên trời khấn rằng: “Lạy trời, lạy trời đừng cho tôi thấy mặt ông Vành cũng đừng để ông Vành thấy mặt tôi”.
Chính sử quán triều Nguyễn chép rằng: “Thanh thế Phan Ba Vành càng lớn, khắp địa hạt Bắc Kỳ và vùng Hoan Ái thuộc Tả trực kỳ, phàm những kẻ “bất trị” nghe tiếng Phan Ba Vành thì tụ họp lại như kiến. Trong quá trình khởi nghĩa, nghĩa sĩ một lòng, một dạ thực hiện tôn chỉ của Phan Ba Vành là lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.
Minh Đô sử ghi chép những giờ phút cuối cùng trước khi cuộc khởi nghĩa nông dân do Phan Ba Vành làm thủ lĩnh bị triều đình Minh Mệnh “xóa sổ” mà công lớn thuộc về Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, một viên quan văn “mũ cao, áo dài” bằng tài kinh bang tế thế của mình đã nhìn thấy “căn nguyên” của cuộc khởi nghĩa chính là khát khao ruộng đất cho dân cày và “cơm áo” cho người nghèo, ông liền tiến hành cuộc đại khẩn hoang ở Tiền Châu giúp nông dân có thêm ruộng đất mà đầm lầy, lau lách cũng không còn, nơi vẫn được nghĩa quân Phan Ba Vành nương náu. Không chốn dung thân, Phan Ba Vành phải sang Trà Lũ (Nam Định) lập cứ địa, Minh Đô sử xót xa ghi: “Nước cạn, thuyền mắc, đạn đại bác bắn như mưa, dồn dập. Vành bị thương ẩn nấp ở đám lau sậy phía tả sông Ngô Đồng, chỉ có tướng Vò cầm một ống tre vầu đi theo”. Đến đây, Minh Đô sử cho hậu thế biết rằng, Phan Ba Vành không thể xoay chuyển nổi thế trận nhưng với khí phách thủ lĩnh, Phan Ba Vành đã nhờ người báo cho cai tổng Trà Lũ Lê Tuấn biết Phan Ba Vành bị thương và chờ nộp mạng. Lê Tuấn được tin mừng lắm, sai người chuẩn bị đầy đủ võng dù đón rước Phan Ba Vành về nhà mình, tiếp đãi rất hậu. Nhân lúc thuận tiện, cai tổng Lê Tuấn hỏi: “Tướng quân đã đem thân tám thước giao phó vào tay chúng tôi, theo phép nước phải giải nộp ắt phải có xe giam”. Vành nói: “Mặc chúng mày, muốn làm gì thì làm”. Giao mình cho cai tổng Lê Tuấn, Phan Ba Vành bị áp giải về Bắc thành, nửa đường, Phan Ba Vành cắn lưỡi tự vẫn.
Các tài liệu khảo cứu về Phan Ba Vành có nhiều bản khác nhau nhưng đều có chung một nhận định Phan Ba Vành tụ nghĩa không phải làm chuyện bình thường kiếm sống mà khẳng định rõ ràng Phan Ba Vành đã có một ý chí khác thường, ý chí phản kháng chống lại triều đình phong kiến mục ruỗng, áp bức nông dân.
Ông Vũ Đức Thơm, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phan Ba Vành còn có tên gọi khác là Đỗ Hiển Vinh (Minh Đô sử chép) người làng Minh Giám, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương (nay là xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương), cụ tổ xa đời của Phan Ba Vành là công thần của Lê Thái Tổ, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, dòng dõi Ngô Từ sau đổi thành họ Phan. Nhánh họ Phan đến làng Minh Giám là đời thứ bảy, cụ tổ là Phan Tấn Minh. Gia phả của ngành họ Phan Ba Vành đã bị thất lạc, tuy nhiên cháu con họ Phan còn giữ được một số bản chép tay có tên hiệu, húy, thụy, ngày giỗ, vị trí mộ táng từ đời cụ tổ Phan Tấn Minh đến nay là những tư liệu quý giúp chúng ta có thể tiếp cận và hiểu thêm nhiều chi tiết quan trọng về gia đình Phan Ba Vành. Cựu chiến binh Phan Thắng Lợi, 83 tuổi, hậu duệ đời thứ 6 của thủ lĩnh Phan Ba Vành, làng Nguyệt Lâm 3, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương Không còn nhiều tài liệu ghi chép về thân thế, sự nghiệp của cụ tôi, thủ lĩnh Phan Ba Vành nhưng theo truyền ngôn trong dòng tộc thì cụ tôi người cao lớn, mắt xếch, mày ngài, tay dài quá gối như tay vượn, chân mọc đầy lông dài và đen như lông nhím, trên trán có ba vành lõm nên gọi là Ba Vành. Tướng thế nhưng cụ tôi lại là người nhân nghĩa, thời ấy làng Minh Giám ven sông nên thường xuyên ngập lụt, lầy lội, vốn to cao, khỏe mạnh nên cụ tôi hễ gặp người già, trẻ nhỏ thường cõng họ trên lưng đi qua chỗ lụt lội. Cụ tôi là người giỏi võ nghệ đặc biệt là tài phóng lao. Tương truyền, cụ tôi học võ ở lò võ Lân Dương Hầu làng Bắc Trạch (xã Vân Trường, huyện Tiền Hải nay), võ sư là Phạm Trần Thiện vốn là quan nhà hậu Lê, từng phò vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh sau bỏ quan về quê dạy võ. Ngày đầu nhập môn, võ sư Thiện yêu cầu Phan Ba Vành phải nhảy từ nóc nhà xuống sân, dưới sân để sẵn những con dao ngửa lưỡi lên trời. Cụ tôi đã không ngần ngại leo lên nóc nhà chờ lệnh. Biết là người dũng mãnh, võ sư đã bố trí sẵn người lấy sào gạt hết lưỡi dao khi cụ Vành nhảy xuống. Ông Đào Hồng, nguyên Trưởng phòng Bảo tồn, Bảo tàng tỉnh Chung cuộc thì cuộc khởi nghĩa của Phan Ba Vành đã thất bại trước sức mạnh đàn áp của quan quân triều đình Minh Mệnh. Dù vậy tên tuổi Phan Ba Vành vẫn trường tồn cùng thời gian. Trong bối cảnh triều chính nhiễu nhương, dân lành bị áp bức, bóc lột, Phan Ba Vành đã đứng lên tập hợp nghĩa sĩ chống lại triều đình phong kiến thối nát nhằm đem lại “miếng cơm, manh áo hương hoa hồn người” cho dân nghèo, ông được dân gian ca tụng gọi là Vua Ba Vành. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Hưng Yên 08.01.2025 | 01:47 AM
- Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 07.01.2025 | 21:45 PM
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục 62,4 tỷ USD trong năm 2024 07.01.2025 | 21:45 PM
- Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024 07.01.2025 | 21:46 PM
- Năm 2024, số thu nội địa ngân sách tỉnh đạt trên 11.500 tỷ đồng 07.01.2025 | 21:46 PM
- Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch tổ chức lễ hội đền Trần năm 2025 07.01.2025 | 21:47 PM
- Văn phòng UBND tỉnh: Triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025 07.01.2025 | 21:47 PM
- Trao quà tết cho hộ cận nghèo tại huyện Tiền Hải 07.01.2025 | 21:48 PM
- Tự Tân: 350 suất quà tết trao cho gia đình khó khăn 07.01.2025 | 21:48 PM
- Quỳnh Phụ: Trao xe lăn cho người khuyết tật 07.01.2025 | 21:48 PM
Xem tin theo ngày
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
Phan Phúc - 28 ngày trước